Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về Myanmar

01/02/2020

Khác với nhiều quốc gia trên khắp thế giới, người dân tại đây một ngày chỉ ăn hai bữa chính lúc 9h sáng và 17h chiều, bữa trưa chỉ ăn nhẹ và là bữa phụ. Một bữa cơm bình thường sẽ có rau, tôm và cá. Họ còn cho rằng mâm cơm thiếu tôm cá thì đó là bữa ăn không ngon miệng.

Mục lục

Ngày Tết

Ngày tết của người Myanmar gọi là Thingyan, hay tết té nước diễn ra vào tháng 4 hàng năm, năm nay rơi vào ngày 13 đến 16.4. Tết té nước kéo dài 4 ngày và trong thời điểm này, tất cả các hàng quán, nhà hàng, cửa hàng đều đóng cửa. Người dân ném nước vào nhau để tẩy rửa những sự không may

Internet cable và 3G

Đến tận năm 2000 Myanmar mới được phép sử dụng (trước đó bị cấm, khá chậm và đắt trong nhiều năm bị giới hạn về thông tin, báo chí hầu như là cách duy nhất để người Myanmar tìm hiểu về thế giới. Đó là lý do trên mỗi con phố Myanmar đều có quầy bán báo.)

Tiền

Có rất ít cây ATM ở Myanmar vì vậy, bạn cần mang theo rất nhiều tiền mặt. Bạn cũng cần giữ tiền hết sức sạch sẽ: không vết bẩn, không nếp gấp hay bị rách dù chỉ một ít bởi dù chỉ có một nếp gấp, đồng tiền đó cũng mất giá trị tại Myanmar.

Thẻ tín dụng chỉ có thể sử dụng trong các khách sạn 5 sao hay nhà hàng hạng sang bắt đầu được sự dụng vào năm 2013

Ăn

Khác với nhiều quốc gia trên khắp thế giới, người dân tại đây một ngày chỉ ăn hai bữa chính lúc 9h sáng và 17h chiều, bữa trưa chỉ ăn nhẹ và là bữa phụ. Một bữa cơm bình thường sẽ có rau, tôm và cá. Họ còn cho rằng mâm cơm thiếu tôm cá thì đó là bữa ăn không ngon miệng.

Đây là 1 quốc gia dùng tay để ăn, ăn bằng tay trái ở Myanmar bị coi là hành động khiếm nhã vì tay trái chỉ dùng để vệ sinh cá nhân. Vì vậy khi cầm món ăn hay đưa tiền cho ai đó, hãy nhớ đưa tay phải.

Người Myanmar dùng ngón tay để nặn cơm thành từng viên nhỏ và trộn chung với các món ăn khác. Những người theo đạo Phật không ăn thịt bò, còn những người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn.

Chùa ở Myanmar

# Không được mang giày dép khi vào chùa đền

Một du khách người Nga từng bị ngồi tù một tháng do đi giày vào trong đền chùa theo điều 295, Bộ luật Hình sự vì hành vi cố ý lăng mạ tôn giáo. Trước đó cũng có trường hợp khách du lịch bị phạt tiền do vi phạm lỗi này. Để không bị mất tiền oan hay phải “ăn cơm tù”, bạn nên thận trọng điều này

# Không được ngồi quay lưng lại tượng Phật

Các nguyên thủ quốc gia cũng không ngoại lệ. Lực lượng cảnh sát bảo vệ chùa trong các dịp lễ cũng “chân không, đầu trần” phục vụ. Tiền gửi dép mỗi người hay cả nhóm đều đồng giá 1.000 kyats (khoảng 2.000 đồng). Nếu lấy túi ni lông (bao xốp) đựng giày để xách mang theo từng người giá cũng vậy.

Viếng chùa vào sáng sớm hoặc chiều tối là tốt nhất vì đỡ nóng chân. Nên mang theo khăn ướt để lau chân sau mỗi lần viếng. Chùa không thắp nhang mà chỉ dùng nến. Đây cũng là quy định mà nhiều du khách nước ngoài không để ý khi tới Myanmar.

Do có nhiều tượng Phật nằm rải rác trong khuôn viên chùa, khi dừng chân ngồi nghỉ ngơi bạn cần tránh quay lưng lại tượng Phật.

Nhà sư rất được tôn trọng ở Myanmar nên bạn cũng cần chú ý nhiều điều khi tiếp xúc với họ. Là phụ nữ bạn không được phép chạm vào người nhà sư, không được bắt tay với họ.

Du khách không được dẫm chân lên bóng nhà sư, không được đưa quà tặng hay lễ bằng một tay. Khi tặng tiền phải cho tiền vào phong bì.

Phương tiện giao thông

Nếu du lịch Yangon bạn sẽ không thể tìm thấy một chiếc xe máy nào.

Dù là thành phố lớn nhất trên khắp cả nước nhưng chính phủ không cho phép người dân đi xe máy. Phương tiện thay thế đó là đi bộ, đi ô tô hoặc xe đạp. Và taxi là lựa chọn phù hợp nhất với giá cả tính theo km hoặc gọi qua ứng dụng Grab car. Ở những nơi khác như Bagan hay Mandalay bạn có thể thỏa thích rong chơi trên một chiếc xe máy thuê trong thị trấn vì ở đây không cấm phương tiện này. Ngoài ra còn có trisaw, một loại xe đạp cải tiến để chở thêm người, bằng cách gắn thêm thùng, có 2 chỗ ngồi chung lưng, chở thêm 2 người và có bánh xe bên hông phải. Xe nhìn mảnh khảnh nhưng có thể chở trên 300kg.

Mua sắm

Đây là 1 quốc gia RẤT NHIỀU đá quý hàng xịn như Ruby, Cẩm thạch, nhưng bạn phải check thật cẩn thận giấy phép mua hàng nếu không muốn bị bắt vào tù. Hầu hết người dân nghĩ rằng phần lớn hàng hóa trong siêu thị được nhập khẩu từ Thái Lan nhưng thực tế trên 50% hàng hóa trong siêu thị là từ Việt Nam. Bạn có thể kiểm chứng điều đó nếu bạn dạo một vòng các siêu thị lớn tại trung tâm thành phố. Đa số người dân không đọc được tiếng Việt nên cứ nghĩ đó là tiếng Thái.

Dân cư

Bỏ qua những gì hoa mỹ bạn tìm thấy trên google.

Đa số dân cư thu nhập rất thấp, cuộc sống đói khổ, nhà cửa sập xệ, không có công trình phụ, đường sá rất tệ. Phụ nữ thì dùng tha na khan (một loại bột được mài từ cây tha na khan) làm phấn trang điểm trên mặt, cổ và tay chân cho mát da.

Đàn ông rất nhiều người nhai trầu. Bạn có thể bắt gặp các điểm bán trầu cau ăn liền tại mỗi góc phố. Đây là một phong tục cũ hay, nhưng việc ăn trầu rồi nhổ nước trầu và bã trầu trên phố lại gây mất vệ sinh. Trên đường phố chỗ nào cũng thấy vệt nước trầu đỏ loang lổ.

Quan niệm trọng nam khinh nữ thể hiện từ trong nhà ra ngoài đường và đến tận nơi chùa chiền. Trong nhà, nữ phải phục vụ nam, đến giặt giũ cũng không chung chạ.

Món uống quốc túy của Myanmar là trà sữa, loại trà nhạt pha với sữa tươi và mật ong, đảm bảo uống no thì thôi, không sợ say hoặc mất ngủ.

Điện lưới quốc gia rất yếu nên khách sạn nhà hàng cửa hiệu đều phải dùng máy phát riêng.

Chợ 9 giờ mới mở cửa nhưng 16 giờ là lục tục dọn dẹp vì 17 giờ điện cúp. Buổi tối yên tâm ngủ, giữ sức khỏe để hành hương vì đêm chưa có gì để vui chơi giải trí. Chỉ có quán cà phê, trà sữa hay ăn vặt, không có quán nhậu bia rượu hay cửa hiệu shopping.

Đặc biệt đàn ông quanh năm đi dép, nhiều nhất là dép Lào, cho dù mặc áo vest hay tới dự đám cưới. Chỉ có quan chức và quân đội mới đi giày.

Người dân được miễn vé tham quan tất cả thắng cảnh của đất nước. Người dân hiền hòa, thích viếng chùa và cúng dường, sống chậm kiểu “Thiểu dục tri túc”, “Thà ăn xin còn hơn ăn cắp”.

Du Lịch

Sân bay quốc tế khá vắng vẻ, công suất sử dụng chưa được 1/4 nhưng đang được cải tạo mở rộng gấp ba, nhằm đón đầu cho sự phát triển sắp tới. Khách không phải chen chúc hay xếp hàng, ra vào máy bay đều có đường ống tận nơi. Nhân viên tận tình hướng dẫn và hăng hái giúp khách di chuyển hành lý vào quầy vé, giúp làm các thủ tục. Các cửa hàng lưu niệm phong phú, bán như giá ngoài chợ. Có điều hơi khó hiểu là tờ khai nhập cảnh hàng không phát cho khách trên máy bay không giá trị, phải khai lại tờ khai tại sân bay.

Không có cáp treo dù có rất nhiều chùa trên núi cao thay vào đó là các loại xe tải 2 cầu, không mui, chế thêm 7 hàng ghế, mỗi ghế 7 người, chưa kể cabin, chạy được mọi địa hình hiểm trở. Ngoài ra còn có kiệu, cứ 4 người kiệu 1 người. Kiệu làm bằng thân tre lồ ô, đường kính từ 10 – 15 cm, giữa có chiếc ghế bố cho khách ngồi hoặc nằm. Đồ đạc và cả trẻ em được gùi sau lưng hoặc đội trên đầu những người khuân vác thuê, những chiếc gùi ngất ngưởng, có khi cao vài mét, mỗi gùi nặng hơn trăm ký, còn đội đầu chỉ được chừng 30 kg.

Chính trị

Tóm tắt sơ qua lịch sử cận đại (1800 trở đi)

1822: Anh Quốc nổ súng xâm lược Myanmar => Anh thắng , lấy được vịnh Bengal

1850: Triều đình Miến Điện vùng lên đòi lại đất => Anh tiếp tục thắng và lấy thêm đất của Miến Điện

1885: Triều đình Miến Điện thua to, bị bắt, giết, đầy ải 1886 Myanmar thành thuộc địa Anh

1945: Phát xít Nhật nổ súng đánh bại quân đội Anh Quốc

1947: Quân đội Myanmar + quân đội Arakan dưới sự chỉ huy của lãnh đạo Aungsan đã dựa vào thời cơ giành lại Myamar

7-1947: ông Aungsan bị ám sát

4-1-1948: Myanmar trở thành một nước cộng hoà độc lập, với cái tên Liên bang Miến Điện

1962: Giai đoạn dân chủ kết thúc chế độ xã hội chủ nghĩa xuất hiện tại Myanmar

1974: sau khi lãnh đạo đất nước chết, 1 cuộc biểu tình lật đổ chính phủ đã xảy ra

1988: Cách mạng 8888 nổ ra,

1989: Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SLORC) đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanma

1900: lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm đảng của bà Aung San Suu Kyi thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC (quân đội Myanmar ) huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực.

1991: bà Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hòa Bình và bị cấm túc tại gia

1997: Myanmar tham gia Asean

2006: SLORC quyết định di chuyển thủ đô Myanmar từ Yangon tới Naypyidaw.

Hơn 7.000 người tham gia các nhóm phiến quân chống chính phủ bị thiệt mạng quân đội chính phủ bắt đầu tấn công vào tỉnh Karen. Hơn nửa triệu dân làng sống ở đây đã mất nhà cửa vì những cuộc đụng độ giữa quân Karen và chính phủ.

2007: khoảng 160.000 người Myanmar đã tị nạn sang 2 tỉnh Chiang Mai và Ratchaburi, Thái Lan, khoảng 62% là người Karen

2010: Myanmar đổi quốc kỳ Cộng hòa liên bang Myanar thay cho tên được sử dụng trước đây là Liên bang Myanmar. Chính quyền Myamar hiện không có bất kỳ sự giải thích chính chức nào về ý nghĩa của màu sắc và ngôi sao trên lá cờ, tuy nhiên, trong bản Hiến pháp mới được thông qua hồi năm 2008 đã kêu gọi thay thế các biểu tượng quốc gia trong đó có quốc kỳ mới với 3 màu vàng, xanh, đỏ biểu trưng cho tình đoàn kết, hoà bình, ổn định, sự dũng cảm và tính kiên quyết.

2011 - 2012: bà Suu Kyi đã trúng cử vào Hạ Viện và kêu gọi dân chủ tự do tại Myanmar, bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã đến thăm Myanmar để khuyến khích tiến bộ hơn nữa

2017: bà Suu Kyi bị chỉ trích vì sự im lặng và thiếu hành động của mình đối với vấn đề người Hồi giáo thiểu số ở Myanmar, cũng như không ngăn chặn việc vi phạm nhân quyền của quân đội đối với Rohingya bà phát biểu : "Hãy chỉ cho tôi một quốc gia không có vấn đề nào về nhân quyền"

Thông tin:

- Diện tích 676.575 km² 

- Dân số 2019 : 54.543.633 người

- GDP: 68.668 tỷ $ (2018)

- GDP đầu người: 1,279 $ (2018)

-Tôn giáo: Phật giáo 90% Công giáo 4% Hồi giáo 4%

- Rất nhiều người đọc là My-an-mar. Nhưng không, phát âm đúng phải là Me-yan-mar.

- Xin visa tại Myanmar free. Nhưng chỉ được lưu trú 14 ngày