Cúng động thổ gồm lễ vật gì, cách đọc văn khấn đúng cách

05/08/2019

Bất cứ công trường, căn hộ hoặc nhà ở nào khi bắt đầu xây dựng hễ động vào đất đai, long mạch. Hay động đến thổ địa thì nhất định phải làm lễ cúng động thổ. Gia chủ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mâm cỗ, lễ vật dâng lên thần linh. Xin phép thần linh và cầu mong sự phù hộ của họ để mọi việc được suôn sẻ.

Mục lục

Lễ cúng động thổ theo quan niệm của người Việt Nam

Lễ cúng động thổ còn có tên gọi khác là lễ khởi công. Đây là nghi thức được thực hiện trước nhất khi bắt đầu xây dựng một công trình nào đó. Cúng động thổ được cho là có nguồn gốc từ Trung Hoa.

Trulli
Cúng động thổ là một phong tục đã có từ lâu đời

Mậu Thìn 113 TCN, vua Hán Vũ thấy chỉ tế Trời mà không tế Đất thì thật không phải. Nên đã cho họp các quần thần, bô lão trong triều bàn về việc tổ chức buổi Xã Tế. Còn gọi là lễ Hậu Thổ để tạ ơn thần đất đã phù hộ cho đất đai của họ. Đó là tiền thân đầu tiên, khởi điểm của tập tục cúng động thổ sau này.

Từ xưa ông cha ta đã quan niệm rằng phải “an cư” thì mới “lạc nghiệp” được. Cho nên bước đầu tiên là phải xây dựng một ngôi nhà thật vững chãi, kiên cố. Đặc biệt là phải làm lễ cúng động thổ cho thật trang hoàng, kỹ lưỡng không được sơ sài.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của lễ cúng động thổ

Ngày nay cúng động thổ ít nhiều đã có những thay đổi nhỏ để phù hợp với thời đại. Thế nhưng đây vẫn là một nghi lễ bắt buộc cho mọi công trình. Nếu gia chủ muốn cuộc sống sau này trong nhà mới gặp được nhiều may mắn.

Trulli
Cúng động thổ rất cần thiết nếu bạn muốn ngôi nhà tương lai của mình được bình yên.

Về phong thủy

Theo phong thủy, làm nhà là thời điểm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người. Thế nên khi bắt đầu xây dựng phải cầu xin sự đồng ý của các vị thần, vong linh. Để khi xây dựng, tạo nhiều tiếng ồn, xáo trộn đất đai sẽ không làm kinh động đến họ.

Về tâm linh

Cúng động thổ giống như đang trình với thần linh, vong hồn đang trú tại nơi đó vậy. Cần báo trước với họ rằng khu đất ấy đang chuẩn bị có nhiều thay đổi. Tránh làm phiền tới người đã khuất. Một mặt mời họ sang nơi ở khác tốt hơn để công trình không bị khí âm ảnh hưởng. Vì sẽ gây ra nhiều việc không mong muốn.

Thế nên có thể nói, cúng động thổ là một việc vô cùng cần thiết. Đây là việc mà bạn nhất định phải thực hiện một cách trang trọng và chuẩn xác.

Thế nhưng, không phải ai cũng biết nên chuẩn bị những lễ vật gì, đọc văn khấn ra sao? Những điều gì cần lưu ý khi làm lễ cúng động thổ? Phần sau của bài viết này sẽ giải quyết toàn bộ những vấn đề đó cho bạn.

Những điều cần lưu ý khi làm lễ cúng động thổ

Lễ động thổ suông sẻ thì việc thi công xây dựng mới đầu xuôi đuôi lọt. Đấy chính là quan niệm không chỉ của gia chủ mà còn của những người làm thầu xây dựng. Chính vì vậy lễ động thổ rất quan trọng và có nhiều điều cần lưu ý.

Trulli
Tính tuổi làm nhà cũng cần dựa vào nhiều yếu tố cả về phong thủy lẫn tâm linh

Cách chọn tuổi làm nhà

  • Cách tính Kim Lâu (Cái lầu vàng): lấy năm làm nhà trừ đi năm sinh của gia chủ. Lấy kết quả có được chia cho 9. Nếu số dư của phép chia là 1,3,6,8 tức là đã phạm Kim Lâu. Đã phạm thì không nên làm nhà vào năm đó. Ví dụ: (2019 - 1989)/9 dư 3, không nên làm nhà.
  • Cách tính sao Thái Bạch: cách này đơn giản chỉ cần bạn tránh năm phạm sao Thái Bạch là được. Trong đó nam sẽ phạm Thái Bạch vào năm 13, 22, 31, 40, 49, 58, 67, 76, 85 tuổi. Còn nữ thì năm 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 80, 89 tuổi.
  • Cách tính Tam tai: theo Tam hợp cục của Địa chi, ta xác định tuổi làm nhà như sau:
    • Tuổi Tý - Thìn - Thân làm nhà năm Dần - Thìn - Mạo là phạm Tam tai.
    • Tuổi Dần - Ngọ - Tuất làm nhà năm Thân - Dậu - Tuất là phạm Tam tai.
    • Tuổi Mão - Mùi - Hợi sẽ ứng với năm Tỵ - Ngọ - Mùi
    • Tuổi Tỵ - Dậu - Sửu thì ứng với Hợi - Tý - Sửu

Chọn người làm lễ cúng động thổ

Các thầy phong thủy khuyến cáo ai có tuổi phạm vào Kim Lâu, Hoang Ốc không nên làm nhà. Trong trường hợp bắt buộc, gia chủ cần mượn tuổi của một người không phạm vào hai năm này. Người đó sẽ thực hiện hết các nghi thức thay chủ nhà. Bao gồm từ cúng động thổ đến cúng đổ mái các tầng lầu.

Trước khi cho mượn tuổi, người được mượn tuổi cần trao cho chủ nhà một số tiền. Việc đó nhằm ngụ ý bán tượng trưng khu đất ấy cho mình. Số tiền sẽ được trả lại sau khi người được mượn tuổi làm xong lễ nhập trạch. Trong toàn bộ quá trình hành lễ, chủ nhà nên tránh mặt đi khoảng 50m trở nên. Khi làm xong mới được quay về.

Lưu ý: khi công trình chưa xong thì người được mượn tuổi không được cho ai mượn tuổi nữa.

Chọn ngày làm lễ cúng động thổ

Khi cúng động thổ nên tránh các ngày Nguyệt kỵ (ngày 5, 14, 23 âm lịch hằng tháng). Ngày Tam nương ( mùng 3, mùng 7, ngày 13, 18, 22, 27)

Nên chọn những ngày có các sao tốt như sao Thất, sao Lâu, sao Bích, sao Tất. Tránh các sao xấu như sao Tâm, sao Cang, sao Nguy, sao Ngưu.

Theo phong thủy có hai loại ngày mà bạn nên chọn để làm lễ cúng động thổ:

  • Ngày Đại Cát: là những ngày cực kì tốt để hành lễ như Canh Tý, Nhâm Dần, Đinh Sửu. Hay Quý Mão, Bính Thìn, Ất Tỵ, Giáp Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Bính Tuất, Tân Hợi.
  • Ngày Tiểu Cát: tốt chỉ sau Đại Cát bao gồm các ngày Giáp Tý, Nhâm Tý, Tân Sửu. Ngày Bính Dần, Canh Thìn, Đinh Mão, Mậu Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi.

Vừa rồi là những lưu ý bạn cần nắm rõ trước khi cúng động thổ. Vậy những lễ vật cần thiết để tiến hành một buổi lễ là gì?

Danh sách đầy đủ những lễ vật cần có khi cúng động thổ

  • Hoa tươi, mâm ngũ quả
  • Nhang rồng phụng, một bó nhang thường, nến
  • Muối, gạo, trà, bánh kẹo, rượu, nước lọc
  • Giấy cúng, một bộ Quan Thần Linh màu đỏ
  • Năm trầu năm cau (chưa têm) hoặc 3 miếng trầu cau têm sẵn
  • Chè, xôi, cháo trắng
  • 1 bộ Tam sên gồm một miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc và một con tôm luộc
  • Gà ta, heo sữa quay, bánh bao
  • Ly rót nước, ly rót rượu, chén, muỗng, đũa, bình cắm hoa, lư hương.
Trulli
Bày trí mâm cúng cũng là một bước quan trọng chuẩn bị cho lễ cúng động thổ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những lễ vật trên thì gia chủ có thể tiến hành cúng động thổ. Và thêm một yếu tố rất quan trọng nữa. Khi làm lễ cần phải có một bài văn khấn cúng động thổ để trình lên thần linh. Dưới đây là những điều cần biết khi đọc văn khấn.

Đọc văn khấn cúng động thổ - những lưu ý quan trọng

Sau khi chọn ngày lành tháng tốt, giờ tốt để làm lễ cúng động thổ. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, sắp xếp các lễ vật thật ngay ngắn rồi bắt đầu hành lễ.

Hãy lưu ý rằng bạn không nhất thiết phải học thuộc lòng hết cả bài văn khấn. Thay vào đó hãy in ra một mảnh giấy nhỏ cho dễ đọc, làm lễ xong thì đốt đi. Khi khấn có thể đọc to nhỏ tùy ý, nhưng phải rõ ràng, rành mạch, trang trọng. Và trên hết phải thể hiện được sự thành kín của mình với thần linh và người đã khuất.

Đọc văn khấn cúng động thổ cần thành tâm, không bị sao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài. Như vậy mới chạm tới được thần linh, mới mong được thần linh phù hộ. Đây cũng là một liệu pháp tâm lý về mặt khoa học. Nó giúp cho chủ nhà vững tâm hơn về ngôi nhà tương lai của mình.

Cúng động thổ có thể có nhiều sự khác biệt giữa các địa phương, gia đình, dân tộc. Nên tham khảo ở thầy phong thủy trước khi chọn văn khấn cúng động thổ phù hợp với mình.

Trên đây là những điều bạn cần biết về tục cúng động thổ khi bắt đầu một công trình. Cũng như những điều cần lưu ý khi chọn ngày, người phù hợp để hành lễ. Cần nhớ rằng đây là nghi thức rất thiêng liêng và cần thiết nên bạn đừng làm sơ sài. Khi khấn cũng phải thật thành tâm mới mong được thần linh phù hộ, giúp đỡ cho mình.

Nguyễn Tâm

bds123.vn