Công dụng của la kinh phong thủy trong xây dựng

30/11/2019

La kinh phong thủy là vật không thể thiếu được trong phong thủy xây dựng. Vậy bạn hiểu như thế nào về la kinh phong thủy và công dụng của nó là gì? Hãy cùng chúng tôi đi giải đáp những câu hỏi này nhé!

Mục lục

La kinh phong thủy là gì?

La kinh phong thủy hay còn được gọi là bàn phong thủy. La kinh, kinh bàn là công cụ quan trọng trong việc vận dụng những nguyên lý ngũ hành, can chi, bát quái, phương vị, khí tiết, định hướng tốt xấu hợp mệnh hợp tuổi…

Công dụng của la kinh phong thủy:

Dùng để xác định được các vị trí chính yếu bên trong căn hộ, nhà khi chỉ có bản vẽ/ sơ đồ nhà và không đến khảo sát tại hiện trường.

Xác định và phân bổ các sao Du Niên theo 8 hướng dựa trên tọa của căn nhà/ căn hộ.

Cách sử dụng la kinh phong thủy

Xem hướng làm nhà theo phong thủy Khi sử dụng la tinh nên nhớ tránh xa các đồ vật kim loại vì có độ nhạy cảm cao. Nên tốt nhất hãy đặt ở kệ gỗ có thể xoay được.

Khi muốn xem hướng làm nhà, bố trí phòng ốc, không gian trong nhà người ta quan tâm hướng nhà, hướng cửa và vị trí đặt cửa. Các không gian trong nhà chú ý phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp cần đảm bảo về phong thủy nhất.

Đo hướng nhà: trước hết cần xác định tâm nhà và yêu cầu chính xác để tránh sai sót về phân cung, hướng điểm của nhà. Khi xác định được tâm nhà hay đặt la kinh tại điểm tâm nhà sao cho chi đỏ dọc của La Kinh hướng thẳng ra trước nhà.

Đường chỉ đỏ sẽ ngang song song với vách ngang sau nhà và vuông góc với vách dọc nhà hay hướng nhà (áp dụng cho nhà có hình đơn giản, chữ nhật) rồi xoay mặt la kinh sao cho kim chỉ Nam (Kim thiên trì) chỉ đúng vào 1800(độ số trong ao trì). Đối chiếu với là bàn phong thủy có thể xác định được độ của hướng nhà, hướng tốt xấu.

Các tầng của la kinh phong thủy

Tầng số 1 : Thiên trì

Trong thiên trì đặt Kim chỉ nam. Do việc lắp đặt Kim chỉ nam không giống nhau nên chia làm la bàn nước và la bàn khô. La bàn nước là một thanh từ đặt vào trong bụng một con cá gỗ, con cá gỗ này nổi trên nước chứa ở bàn, tự nhiên chuyển động chỉ về hướng Nam, bàn nước ấy được gọi là “Thiên trì”.

Tầng số 2: Tiên thiên bát quái

Tầng này chỉ có 8 quái. Căn cứ thứ tự sắp xếp khác nhau mà phân thành tiên thiên và hậu thiên. Bát quái dùng để chỉ vị trí của 8 phương, mỗi phương vị cách nhau 45°.

Phương vị bát quái của Tiên thiên là: Càn Nam, Khôn Bắc,Đoài Đông Nam, Chấn Tây Nam, Cấn Tây Bắc.

Tầng số 3: Hậu thiên bát quái

Phương vị của Hậu thiên bát quái là: Ly Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Tốn Đông Nam, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam, Càn Tây Bắc.

Tầng số 4 : 12 vị địa chi

Tầng này dùng 12 vị địa chi, Tý Sửu Dần Mão, Thìn Tỵ Ngọ Mùi, Thân Dậu Tuất Hợi biểu thị 12 phương vị, mỗi phương vị cách nhau 30°, Ngọ chỉ nam; Tý chỉ Bắc; Mão chỉ Đông; Dậu chỉ Tây.

Tầng số 5: Tọa gia cửu tinh

Tọa gia là ý nói phương hướng, phương vị. Cửu tinh phối hợp ngũ hành, trật tự của nhị thập tứ vị là: Cấn bính tham lang mộc, Tốn cân cự môn Thổ; Khảm Quý Thìn Phá quân Kim, Khốn Ất Phù bật Thổ Mộc.

Tầng số 6: Tên nhị thập tinh

Tầng này là 24 thiên tinh phối hợp với 24 vị, giải thích quan niệm “thiên tinh hạ ứng”. Thiên bình ánh Tỵ, là đối cung của Tử vi viên, gọi là Đế tọa minh đường. Tỵ, Hợi hợp “lục tú” lại gọi là “Bát quý”. Trong Tam cát, tứ quý, lục tú, bát quý, dương trạch đại vượng, nhân đinh phú quý trải xa, phát phúc lâu dài.

Tầng số 7:  Kim chính của địa bàn

Trong la bàn có 3 kim 3 bàn tức địa bàn chính châm, thiên bàn phùng châm, nhân bàn trung châm, 3 bàn đều phân ra 24 cách, mỗi cách đều chiếm 15°, gọi là “nhị thập tứ sơn”.

Tầng số 8: Tiết khí 4 mùa.

Tầng này thể hiện 24 tiết khí trong 1 năm tức Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Sương giáng, Lập Đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Tầng số 9: Xuyên sơn thất thập nhị long

Tầng này dùng 60 Giáp Tý cộng thêm bát can tứ duy mà hợp thành 72 long, khởi Giáp Tý ở Nhâm Mùi của chính châm, 72 vị phân phối ở dưới 24 sơn, một sơn thống suất 3 long để ứng với 72 hậu của năm tháng.

Tầng số 10: Ngũ gia ngũ hành

Ngũ gia ngũ hành là chính ngũ hành, song sơn ngũ hành, bát quái ngũ hành, huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành. Thầy phong thủy căn cứ phương pháp tương sinh tương khắc của ngũ hành. Phối hợp năm phương vị đối ứng với ngũ hành và tiết khí bốn mùa để luận âm dương tiêu . Để từ đó phán đoán tình hình long sa thủy huyệt, từ đó mà xác định cát hung của trạch.

Vậy là hôm nay, chúng đã hiểu hơn về la kinh phong thủy. Về cách sử dụng, công dụng và các tầng của la kinh phong thủy.

Nguyen Tam

Bds123.vn