Cuộc họp giữa các “ông lớn” bất động sản với Chính Phủ sẽ có tác động gì đến thị trường?

10/11/2022

Theo nguồn tin Bất động sản Bds123.vn nhận được, vào ngày 7/11 phía Văn phòng Chính Phủ quận 1 TPHCM đã gửi văn bản mời họp mặt đến Bộ Xây Dựng và các doanh nghiệp bất động sản lớn vào ngày 8/11. Cuộc họp khẩn cấp này nhanh chóng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Rất nhiều người quan tâm muốn biết nội dung được thảo luận cuộc gặp mặt, đặt ra nhiều thắc mắc như tại sao lại họp gấp rút như vậy? Và cuộc họp khẩn giữa các “ông lớn” bất động sản lúc này sẽ có tác động gì đến thị trường bất động sản sắp tới hay không?

Mục lục

Cuộc họp giữa Chính phủ, Bộ Xây Dựng và các doanh nghiệp BĐS

Cụ thể, theo ý kiến chỉ đạo của ông Lê Minh Khái - Phó Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 7/11/2022 Văn phòng chính phủ đã gửi công văn số 1492 đến phía Bộ Xây Dựng và các doanh nghiệp bất động sản lớn cả nước nhằm mở cuộc họp giữa các lãnh đạo đại diện. Phía doanh nghiệp miền Nam góp mặt gồm có các doanh nghiệp: Novaland, Becamex, DIC, Him Lam, Hưng Thịnh, Phú Mỹ Hưng, IMG, Đại An, Hoàng Quân, Sơn Kim Land, Phú Cường

Bên cạnh các doanh nghiệp góp mặt trực tiếp ở miền Nam thì phía Bắc cũng có một số đại diện tham gia họp trực tuyến như: Vingroup, TNG, Ecopark, Sungroup, Flamingo, Tuần Châu… Và thêm sự góp mặt của đại diện Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh tức HoREA. Sơ bộ nhìn qua thì cuộc họp đã tập trung được tất cả doanh nghiệp “lớn” đầu ngành góp mặt. Cho thấy sự cấp thiết của việc này là như thế nào trong lúc thị trường “đỏ lửa” hiện nay. Đây nhanh chóng trở thành sự kiện được dư luận cả nước và giới báo chí quan tâm đặc biệt.

Cuộc họp khẩn cấp chia sẻ và giải quyết khó khăn

Ý nghĩa và nội dung cuộc họp khẩn

Với việc quy tụ các “ông lớn” bất động sản hàng đầu cả nước thì đây được nhận định là cuộc gặp mặt mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một cuộc họp có tầm quan trọng lớn như vậy nhưng lại diễn ra gấp rút, cụ thể chỉ sau 1 ngày khi công văn được gửi đi, tức ngày 8/11/2022. Nhanh chóng như vậy thì các bên sẽ có chuẩn bị được những gì?

Theo thông tin từ Lãnh đạo Bộ Xây Dựng thì nội dung cuộc họp sẽ xoay quanh giải quyết các vấn đề khó khăn, nút thắt cần tháo gỡ của thị trường để bất động sản trong nước trở lại ổn định. Và để chuẩn bị cho cuộc họp, phía Văn phòng Chính phủ đã đề nghị Bộ Xây Dựng chuẩn bị trước tài liệu và báo cáo. Nhìn vào điểm này có thể thấy đây không phải là họp “gấp” mà giống như một buổi “thông báo” từ Chính phủ đến doanh nghiệp. Nên ngoài những báo cáo tình hình các khó khăn của doanh nghiệp và thị trường. Thì nội dung cuộc họp sẽ có thể đề cập đến vấn đề liên quan đến những thay đổi về chính sách, luật pháp và cơ chế hoạt động phát hành trái phiếu. Nếu đúng như vậy thì sắp tới chắc chắn bất động sản toàn Quốc sẽ bị tác động về nhiều mặt dựa theo các thay đổi của Chính phủ. Bên cạnh đó, có người còn đưa ra “giả thuyết” rằng giai đoạn tới là thời điểm nước ta “thanh lọc” các doanh nghiệp BĐS làm ăn không minh bạch, gây hại cho thị trường.

Những tác động đến thị trường bất động sản giai đoạn tới

Tình hình hiện tại, lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao và nguồn vốn vay nhà đất, vốn trái phiếu bị siết chặt nhằm kiểm soát lạm phát. Các doanh nghiệp bất động sản hầu hết đang lao đao, khó khăn để phát triển dự án vì thiếu tiền. Từ đó, có ít sản phẩm mới được cung cấp đến thị trường. Ngoài nguồn cung kém hấp dẫn, thì lúc này, nhu cầu đầu tư mua bán nhà đất cũng giảm sút rõ rệt. Dẫn đến việc thị trường đóng băng, gây thất thu ngân sách nhà nước. Vì vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng rất mong chờ sự thay đổi đến từ phía chính quyền để cùng nhau đưa thị trường trở lại.

Trước đó, phía HoREA đã kiến nghị một số giải pháp để cải thiện tình hình, giúp cho thị trường trở lại phát triển an toàn, ổn định. Cụ thể, phía Hiệp hội bất động sản HoREA đã kiến nghị 10 giải pháp đến Chính Phủ. Nổi bật trong đó gồm có việc nới room tín dụng thêm để chủ đầu tư có vốn phát triển dự án. Đồng thời, cũng mong phía Chính Phủ có thể tháo gỡ nút thắt khó khăn cho thị trường trái phiếu vì đây cũng là một kênh giúp doanh nghiệp thu hút vốn.Thị trường Bất động sản sẽ có những biến động lớn sau cuộc họp lần này

Tuy kiến nghị là vậy nhưng việc Chính Phủ có thực hiện hay không thì vẫn cần phải chờ đợi những công bố mới sau cuộc họp. Tính theo hiện tại thì như lời ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây Dựng đã từng nói: "Các doanh nghiệp bất động sản theo đúng quy định pháp luật, có tín nhiệm, có dự án tốt đáp ứng được điều kiện thì cần được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng, để phát triển dự án bất động sản, góp phần tăng nguồn thu, đặc biệt là ưu tiên cho vay với các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình". Thì rất có thể nhà nước sẽ có lắng nghe và xem xét các kiến nghị nhưng vẫn tiếp tục duy trì siết chặt nguồn vốn thêm một thời gian nữa. Hành động cứng rắn lần này nhằm loại bỏ đi các “ung nhọt” thao túng giá nhất đã tồn tại lâu nay trong thị trường từ đó trả bất động sản về giá trị thực. Có thể hành động này sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho nhiều mặt từ kinh tế, ngân hàng, doanh nghiệp BĐS. Nhưng được kỳ vọng sẽ tạo ra nền móng mới, vững chắc cho thị trường bất động sản trong nước phát triển ổn định về lâu dài.

Theo H.A.D