Hướng dẫn thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

14/09/2019

Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới là việc rất quan trọng. Bởi vì theo tâm lý, bàn thờ là nơi trấn áp, phù hộ cho cuộc sống của cả gia đình bạn. Thế nên khi bạn thay đổi bàn thờ, bạn cần làm đủ và đúng các nghi lễ không thể thiếu.

Mục lục

Chọn ngày thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

Việc lựa chọn ngày để làm thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới là yếu tố vô cùng quan trọng. Chọn ngày lành tháng tốt giờ thích hợp sẽ làm công việc của gia chủ êm xuôi, gia đình hòa thuận, ông bà khỏe mạnh.

Trulli
Chọn ngày là sự chuẩn bị bắt buộc khi có vấn đề liên quan đến xây dựng, sửa chữa hay di dời.

Bàn thờ là nơi những người đã mất trong gia đình trụ lại để theo dõi, hưởng lộc, phù hộ người thân trong gia đình mình. Nên chuyển bàn thờ cũng đồng nghĩa chuyển nhà cho người đã khuất. Có thờ mới có kiêng, có kiêng mới có lành.

Bạn có thể xem lịch hoàng đạo hoặc nhờ các nhà sư lựa chọn giúp mình. Như thế thì gia đình bạn sẽ luôn được tổ tiên phù hộ, thần tài kéo đến.

Những điều cần làm khi di chuyển bàn thờ

Để thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới tức là thay, bạn cần chuẩn bị những món đồ sau để làm nghi thức cúng bái:

Trulli
Khi di chuyển bàn thờ, cần phải làm theo những nghi thức trọng yếu.

Vật dụng cần thiết

  • Một con gà (tùy vào kinh tế gia đình mà có thể không cúng)
  • Một dĩa xôi hoặc cháo
  • Dĩa thịt, tôm, trứng luộc
  • Ba chum rượu trắng
  • Dĩa hoa quả
  • Một hoặc hai lọ hoa
  • Dĩa cau và lá trần
  • Bát nước sạch
  • Bộ quần áo giấy màu vàng và màu đỏ (màu ngựa)

Bạn nên bày những lễ vật ra trên một cái mâm và cúng sớm một ngày cho đến khi di chuyển bàn thờ. Sau đó cúi lạy vái thần linh 3 vái, khấn báo cho thần linh cùng gia tiên biết và xin phép di chuyển bàn thờ.

Những điều cần lưu ý khi di chuyển bàn thờ

Điều tối kỵ khi di chuyển bàn thờ chính là lộ thiên ra ngoài. Bởi theo quan niệm của ông bà xưa, việc làm như thế sẽ khiến những thứ ô uế hoặc vong đi theo, nhập vào bát hương. Làm cho gia tiên không thể phù hợp cho gia đình bạn.

Bát hương trong quá trình di dời cần được đậy kín kẽ, không cho xảy ra tình trạng bị đổ ngã hoặc rơi tàn tro của hương đọng trên bát. Bạn có thể đặt bát hương của bàn thờ vào một thùng giấy, dưới lót tiền âm.

Khi đã đi đến bàn thờ mới, nên lấy một khăn trắng sạch nhún rượu từ gừng. Sau đó bạn lau qua bát hương cùng bàn thờ mới lần nữa. Tiếp đến sẽ thực hiện nghi lễ cúng, thắp nhang.

Cũng có một gia chủ lại không cần phải cúng bái. Trong đạo Phật, việc di dời bàn thờ chỉ cần thay cát hoặc tro rồi cẩn thận thông báo xin phép di dời. Vì quan niệm cho rằng thần linh không có trụ ở bát hương nên không ảnh hưởng đến việc di dời bàn thờ cũ sang bàn thờ mới.

Bố trí bàn thờ sao cho thích hợp

Thủ tục chuyển dời bàn thờ cũ sang bàn thờ mới cần nên lưu ý đến vấn đề bày trí bàn thờ tổ tiên. Không phải bạn đặt chỗ nào cũng tốt, bởi đặt sai có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sau này của gia chủ cũng như những người trong nhà.

Trulli
Việc bố trí bàn thờ sao cho hợp lý và đúng vị trí cũng rất quan trọng

Theo thứ tự từ trái qua phải, bạn đặt ảnh bà tổ - bàn thờ - ông tổ dựa vào bức tường phía sau. Trước một chút sẽ là đèn. Rồi đặt trước đèn nữa là dĩa hoa quả, đỉnh hương, bình hoa. Cuối cùng phía ngoài cùng là bàn thờ thần linh, gia tiên cùng chén nước sạch.

Việc bố trí như vậy không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu. Bạn có thể trình bày sao cho thích hợp và tùy thuộc vào kinh tế gia đình để bày thêm đồ vật. Nhưng nên lưu ý đến vấn đề tương sinh tương khắc trong ngũ hành.

Làm tốt thì vận khí may mắn sẽ luôn luân chuyển cùng tài lộc, tiền bạc kéo tới cho gia chủ cũng như người trong nhà.

Lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển dời bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

Người làm nghi thức này nên chọn đàn ông, gia chủ trong gia đình đến thực hiện; hoặc không có thì sẽ chọn người phụ nữ lớn tuổi làm.

Trulli
Những điều kiêng kỵ khi chuyển vị trí bàn thờ cần được thực hiện nghiêm ngặt

Bạn không được đặt bàn thờ ở những chỗ có mối mọt, ẩm thấp, gần hay dưới của nhà vệ sinh. Khi làm thủ tục hạn chế cho trẻ nhỏ khóc quấy la, làm ồn đến nghi lễ đang diễn ra. Nhà có nhiều trẻ nhỏ cần lưu ý điểm này.

Không được xảy ra việc bát hương lật úp xuống đất đổ vỡ, vì đây là dấu hiệu cho sự xui xẻo, tai họa sắp tới. Trước khi đặt bàn thờ lên thì chỗ mới phải quét dọn sạch sẽ nhiều lần. Không gian bàn thờ phải rộng rãi và thoáng trước khi đặt đồ vật thờ cúng.

Người làm nghi lễ lúc khấn vái trình bày và xin phép di chuyển phải thực nghiêm túc. Để có thể tỏ được lòng thành kính của mình.

Tránh cãi cọ khi làm thủ tục chuyển dời bàn thờ cũ sang bàn thờ mới. Hành động như vậy được xem là thiếu tôn trọng, có thể khiến thần linh cùng gia tiên tức giận.

Người Việt Nam của ta từ rất lâu đã có quan niệm tin tưởng vào tổ tiên cùng thần linh. Đến hiện nay tín ngưỡng đó vẫn còn tồn tài và lưu truyền. Bàn thờ ông bà luôn là một phần không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà.