Nhà bị thế chấp ngân hàng có mua bán được không? Ưu nhược điểm?
Nhà đất bị thế chấp ngân hàng luôn có giá bán rẻ hơn trên thị trường. Tuy nhiên hầu hết nhiều người mua, không lựa chọn bởi ngại rắc rối liên quan đến pháp lý. Câu hỏi được đặt ra nhà bị thế chấp ngân hàng có mua bán được không? Ưu nhược điểm? là gì Những thông tin được chia sẻ dưới sẽ cho bạn thấy tiềm năng và trả lời chính xác câu hỏi này.
1. Có mua bán được nhà đang bị thế chấp không?
Theo khoản 5 Điều 321 Bộ Luật Dân sự 2015, nhà đang bị thế chấp vẫn có thể mua bán khi có sự đồng ý của bên ngân hàng và tiến hàng đúng quy trình của pháp luật Việt Nam. Nhiều người thường có tâm lý "né" không mua bất động sản đang bị thế chấp. Những bật mí sau đây sẽ khiến bạn cân nhắc có nên mua nhà loại này không.
Theo những tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết nhà thế chấp sở hữu ưu thế như vị trí tốt giá bán rẻ. Cùng với đó, những căn nhà như vậy thường không có vấn đề về pháp lý bởi đã được ngân hàng kiểm tra thẩm định kỹ trước khi cho vay. Để tiến hành mua bán nhà thế chấp một cách an toàn, bên bán cần ký biên bản thỏa thuận về thanh toán tiền vay để rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó bạn và người bán cần thành lập hợp đồng mua bán nhà hợp pháp tại văn phòng công chứng.
Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Nghĩa vụ bên nhận thế chấp căn cứ tại Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
“1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”
Nghĩa vụ của bên thế chấp
Bạn cần nắm rõ và thực hiện đúng theo căn cứ quy định tại Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015, quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:
" 4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. "
Song mua bán nhà thế chấp, có những ưu nhược điểm nào? Mục tiếp theo sẽ mang đến cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất.
2. Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm khi mua bán nhà thế chấp
Ưu điểm
- Đa số những nhà đang được thế chấp có vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi, tiện ích ngoại khu sầm uất;
- Nhà đất không thuộc diện quy hoạch, không có xảy ra các vấn đề về pháp lý;
Với những ưu điểm trên cho thấy đây là bất động sản đầy tiềm năng, dành cho cặp vợ chồng trẻ hoặc người lao động có thu nhập thấp muốn mua nhà ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến nhược điểm của loại hình này để tránh mắc sai lầm.
Nhược điểm
- Dễ bị lừa hoặc không được công nhận về mặt pháp lý nếu người bán cố tình giấu thông tin, người mua không chú ý kiểm tra giấy tờ;
- Thủ tục lằng nhằng;
- Không nắm rõ thông tin vì giấy tờ nhà đang được thế chấp ở ngân hàng.
Để có thể chủ động cũng như được pháp luật bảo vệ khi mua bán nhà ở đang được thế chấp, bạn nên trang bị những cách kiểm tra có bị thế chấp ngân hàng nhanh và chuẩn xác.
Lời kết:
Những chia sẻ về nhà bán đang thế chấp ngân hàng, theo luật hiện hành trên sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình mua bán. Đồng thời ưu cũng như nhược điểm trên trong trường hợp cần mua nhà ở, có thể cân nhắc tùy theo điều kiện tài chính của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bất động sản uy tín trên https://bds123.vn/.
Cảm ơn bạn đọc!!!
Bds123.vn