Văn khấn nhập trạch vào nhà mới

02/08/2019

Trong phong tục của người Việt, gia chủ cần thực hiện một số lễ nghi đặc biệt. Cúng nhập trạch là một nghi thức rất cần thiết đòi hỏi rất nhiều nhân tố, trong đó bài văn khấn nhập trạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Mục lục

Văn khấn nhập trạch là gì? Có bao nhiêu loại văn khấn chủ yếu?

Người Việt ta bao đời nay khi làm bất kỳ lễ cúng bái nào cũng cần phải thắp nhang trình lên thần linh, tổ tiên. Người ta gọi là khấn vái. Lời khấn vái phải thể hiện được những mong muốn, sự thành tâm của người làm lễ cúng. Người đọc khấn có thể đọc ra thành lời hoặc khấn thầm trong tâm.

Văn khấn được hiểu nôm na là những bài văn đã được các chuyên gia phong thủy soạn sẵn, nhằm giúp cho người muốn làm lễ nhớ được chính xác tên các thần cũng như cách thành văn đúng nhất của một bài khấn. Có thể kể đến một số loại văn khấn quan trọng như:

+ Động thổ:

Bất cứ hoạt động xây dựng nào hễ cứ động đến thổ địa, động đến long mạch mà muốn được suôn sẻ, thuận lợi thì nhất định phải cúng vái bằng văn khấn động thổ.

+ Tạ thổ công:

Mỗi dịp đón năm mới, ta thường dành thời gian để làm lễ cúng tạ ơn thần linh. Đầu năm thì cúng đất, cuối năm thì tạ đất. Bên cạnh các sính lễ quan trọng, ta cũng cần có văn khấn cúng lễ tạ đất để thể hiện sự thành tâm của mình.

+ Khấn gia tiên:

Văn khấn gia tiên được đọc vào những ngày đầu tháng âm lịch, ngày rằm, hoặc cũng có thể khấn hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn với ông bà, tổ tiên.

Bên cạnh các loại văn khấn trên còn có các bài khấn chuyển nhà, sửa chữa, khấn lễ tân gia,… nhưng quan trọng nhất, muốn cho gia đình ở căn hộ hoặc ngôi nhà mới được yên ấm, bình an, gặp nhiều may mắn, nhất thiết phải có văn khấn nhập trạch.

Trulli
Cúng nhập trạch là một phần trong văn hóa của người Việt.

Theo quan niệm của ông bà ta, cúng nhập trạch cũng giống như là đăng ký nhà đất, sổ hộ khẩu với thần linh, thổ địa tại nơi đó vậy. Một bài văn khấn nhập trạch hoàn chỉnh có hai phần, phần thứ nhất là khấn thần linh, thứ hai là khấn tổ tiên, rước ông bà về nhà mới để thờ phụng.

Làm đúng nghi thức trên sẽ mang lại một niềm tin tươi sáng vào cuộc sống, giúp cho gia chủ thêm vững tâm, tin tưởng hơn vào cuộc sống ấm no ở ngôi nhà mới.

Tầm quan trọng của văn khấn nhập trạch

Theo phong tục, trước khi làm lễ cúng Tân gia, gia chủ cần làm lễ nhập trạch, đọc văn khấn nhập trạch dọn về nhà mới. Như đã nói trên thì một bài khấn sẽ gồm hai phần:

+ Văn khấn thần linh:

Theo quan niệm truyền thống, gia chủ cần phải cầu xin sự chấp thuận của các thần linh, thổ địa, vong linh tại nhà mới trước nhất. Nên khấn vái thần linh có ý nghĩa rất quan trọng trong một bài văn khấn nhập trạch.

+ Văn khấn tổ tiên:

Sau khi đã xin phép các thần linh xong, gia chủ sẽ đọc cáo yết gia tiên ngày nhập trạch để thỉnh ông bà, tổ tiên về thờ cúng ở nhà mới.

Trulli
Khấn thần linh có ý nghĩa quan trọng giúp chủ nhà được thần linh chấp thuận và phù hộ, đem nhiều may mắn đến ngôi nhà mới.

Có thể thấy văn khấn nhập trạch là một yếu tố cực kì quan trọng trong lễ cúng nhà mới. Bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, gia chủ khi chuyển nhà phải được sự đồng ý của các thần, các vong linh, thổ địa tại nơi đó mới mong được yên vui, hạnh phúc.

Vào nhà mới cũng không quên rước tổ tiên về để tiếp tục thờ phụng, nhang đèn, như vậy mới là hiếu, mới phải đạo, mới đúng với phong tục, tập quán của người Việt ta.

Vậy để buổi lễ diễn ra đúng cách, ta cần đọc văn khấn nhập trạch như thế nào? Những nguyên tắc nào cần được tuân thủ nghiêm ngặt khi hành lễ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Đọc văn khấn nhập trạch như thế nào mới đúng?

Lưu ý quan trọng đầu tiên là khi đọc bài văn khấn nhập trạch, người khấn cần đọc văn cúng thần linh trước nhất để xin phép, sau đó mới đọc văn cúng gia tiên. Đây là thứ tự bắt buộc và không được phép thay đổi, nếu không sẽ được xem như một hành động xem thường thần linh, không biết kính trên nhường dưới.

Trulli
Cúng nhập trạch là một nghi lễ hệ trọng yêu cầu sự thành tâm của người cúng vái.

Cách đọc và lòng thành kính

Khi đọc văn khấn nhập trạch, không yêu cầu bạn phải nhất thiết học thuộc lòng cả bài cúng nêu trên. Bạn có thể in ra rồi cầm đọc, to nhỏ tùy ý, nhưng phải đặt cái tâm lên hàng đầu, giọng đọc rõ ràng, trịnh trọng, thể hiện lòng thành kính của mình với thần linh, gia tiên.

Người đọc văn tế là người trụ cột gia đình

Người làm lễ và người đọc văn khấn nhập trạch nên là đàn ông, trụ cột trong gia đình như cha hoặc con trai trưởng. Nếu nhà thiếu vắng đàn ông thì người làm thay sẽ là mẹ hoặc vợ.

Đọc đúng địa chỉ nhà mới

Khi chuyển đến nhà ở chung cư, cần nêu chính xác số phòng, khu (block), tầng nào, một cách chi tiết để tránh sai sót. Nên nhớ nếu bạn có in văn khấn ra đọc thì nên đốt mảnh giấy đó sau khi nhang tàn. Sau đó lựa giờ tốt cất vàng bạc, tài sản quý giá vào tủ để cầu xin may mắn về tiền bạc.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về văn khấn nhập trạch cho người muốn làm lễ dọn vào nơi ở mới. Lễ cúng nhập trạch là một phong tục rất quan trọng, nên hãy ghi nhớ những nguyên tắc nêu trên và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh để không xảy ra bất cứ sai sót không đáng có nào trong lúc hành lễ nhé.

Nguyễn Tâm

bds123