Ý nghĩa của loài cây xương rồng trong phong thủy

06/11/2019

Cây xương rồng là loại cây rất dễ nuôi trồng và nó cũng có một ý nghĩa rất tốt trong phong thủy. Vậy cây xương rồng trong phong thủy có những ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá rõ hơn về loài cây này nhé!

Mục lục

Đặc điểm của cây xương rồng

Cây xương rồng là loài cây thuộc họ Cactaceae. Chúng có mặt ở mọi nơi trên toàn thế giới. Xương rồng có từ khoảng 1500 đến tầm 1800 loài khác nhau và thuộc các chi khác nhau. Chúng sống trong môi trường đa dạng như: vùng sa mạc; khu nhiệt đới; vùng hoang mạc có khí hậu khô cằn; vùng khô nóng ít nước.

Xương rồng thường mọc thành nhiều khóm, bụi và nằm phủ sát mặt đất. Chúng có hình cầu hoặc mọc thẳng đứng và nhiều nhánh to hình trụ. Thân xương rồng màu xanh lục mọng nước, hầu hết lá trên cây tiêu biến thành các gai nhọn để hạn chế thoát nước.

Hoa của cây xương rồng nở khá chậm. Chúng theo chu kỳ từ 6 đến 12 tháng còn tùy vào từng loại. Hoa mọc trực tiếp lên thân cây, đối xứng 2 bên và có màu sắc sặc sỡ như màu tím, hồng, cam, đỏ,... mặc dù cây có vẻ bề ngoài nhìn gai góc nhưng khi chúng nở hoa thì đã hút hồn bao người.

Tác dụng của cây xương rồng

Xương rồng là loài cây gai góc. Nên bạn phải cẩn thận vì có thể bạn sẽ bị gai của nó làm bị thương khi không chú ý. Tuy vậy, những cây xương rồng lại có rất nhiều tác dụng tuyệt vời mà bạn không ngờ tới.

Xương rồng có thể được chế biến thành món ăn:

Khi nghe điều này, thì bạn có thể kho tin khi xương rồng có thể được dùng để chế biến thành món ăn ngon. Tuy nhiên, điều này là đúng nhưng không phải loại nào cũng ăn được. Một loài đặc trưng của giống cây xương xông ăn được là quả thanh long. Quả thanh long là một trong những loại quả phổ biến nhất của loài xương rồng có thể ăn được và có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và các vitamin cho con người.

Trulli
Photo: Xương rồng không chỉ ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh cực tốt! Nguồn: Internet.

Ngoài thanh long ra thì còn loài xương rồng Saguaro là ăn được. Quả của loại cây này được chế biến thành thạch và rượu vang. Nó là một phần trong chế độ ăn uống của Papago Ấn Độ. Hạt cũng được nghiền và dùng làm thực phẩm.

Loài xương rồng gai Echinocactus ăn cũng rất ngon. Quả của loài xương rồng này giống như quả thanh long nhưng nhỏ hơn, có thể ăn được và có hương vị như dâu tây

Cây cảnh trang trí, bảo vệ

Với đặc điểm nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên xương rồng được trồng ở các hàng rào có tác dụng bảo vệ quanh khu nhà ở. Trồng xương rồng ở trên cao tạo cảnh quan trang trí đẹp mắt lại có tác dụng đảm bảo an ninh rất tốt.

Sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Ngoài có tác dụng làm thực phẩm, thức ăn cho động vật. Cây xương rồng còn có một số loại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh sử dụng trong y học. Ví dụ một số loại dưới đây:

- Chiết xuất từ xương rồng hệ Peyote (Lophophora williamsii) có liên quan đến việc kích thích hệ thần kinh trung ương và điều hòa huyết áp, giấc ngủ, (Franco et al. 2003)

- Xương rồng Lophocereus schottii: Có tác dụng chống ung thư và tiểu đường rất tốt.

- Selenicereus grandiflorus: Thân và hoa chế biến thành thuốc vi lượng đồng căn cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và đau thắt ngực.

Thanh lọc không khí

Dù xương rồng lá ít hoặc tiêu biến thành gai nhọn nhưng thân cây vẫn có chức năng quang hợp hấp thụ khí cacbonic nhả ra oxy, giúp làm sạch không khí trong lành hơn.

Ý nghĩa cây xương rồng

Xương rồng có thể sống ở trong những điều kiện khắc nghiệt mà vẫn khỏe mạnh, vững trãi. Chính bởi điều nà nên xương rồng có ý nghĩa tốt trong phong thủy. Xương rồng trong phong thủy có ý nghĩa tượng trưng kiên cường không chịu khuất phục. Cho dù bạn ở trong hoàn cảnh khó khăn nào thì cũng không được lùi bước, cố gắng vươn lên vượt mọi vất vả đắng cay để đạt được thành công.

Tuy bên ngoài gai góc, khó gần nhưng bên trong lại mềm mại mọng nước. Chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc rằng những người nhìn bề ngoài có thể khô khan nhưng bên trong họ lại rất giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái thương người.

Cây xương rồng trong phong thủy hợp với mệnh, tuổi nào?

Xương rồng trông giống như những con rồng đang bay, gai nhọn bao quanh là vảy rồng. Chính vì thế, người hợp nhất khi sở hữu loài cây này là người tuổi Thìn (tuổi rồng): Nhâm Thìn - 1952; Giáp Thìn - 1964; Bính Thìn - 1976; Mậu Thìn - 1988; Canh Thìn - 2000;

Cây xương rồng trong phong thủy thì nên đặt ở vị trí nào?

Xương rồng gai sắc nhọn, dễ sinh sát khí tổn thương nếu ai vô tình chạm vào nếu không cẩn thận. Ngoài ra cây được coi là có hung khí nếu đặt trong nhà hoặc cạnh bàn làm việc sẽ gây hao tổn tâm khí, tiền bạc, làm ăn hay gặp khó khăn, vậy nên không được coi là loài cây cảnh trồng trong nhà.

Với ý nghĩa là không chịu khuất phục thì cây xương rồng trong phong thủy càng được ưa thích. Bạn hãy để một cây xương rồng ngày trước bàn học, bàn làm việc để nhắc nhở mình hãy cố lên và sẽ vượt qua được khó khăn.

Nguyen Tam

Bds123.vn