Kinh nghiệm thuê phòng trọ ưng ý dành cho sinh viên

08/01/2019

Chân ướt chân ráo ra thành phố đi học, các bạn sinh viên phải lang thang đủ mọi ngóc ngách để tìm được một phòng trọ, nhà trọ ưng ý. Ban ngày đi học, tối lại lọc cọc đi tìm nhà trọ là cảnh dễ thấy vào mỗi tháng 9 của năm. Vậy cách tìm phòng trọ như thế nào để vừa nhanh vừa phù hợp? Làm thế nào để tìm nhà trọ gần trường giá rẻ? Kinh nghiệm thuê phòng trọ an toàn tiện nghi? Để giải quyết nỗi ám ảnh tìm nhà trọ sinh viên, cùng thuộc lòng kinh nghiệm thuê phòng trọ được đúc kết qua bao nhiêu năm nào.

Đầu tiên là chọn kênh tìm phòng trọ tốt. Trước khi bắt tay vào rong ruổi trên các tuyến đường xem phòng trọ, các cậu hãy liên hệ với bạn bè, đăng tin lên mạng xã hội nhờ mọi người giới thiệu phòng trọ. Bài đăng nhất thiết phải trình bày rõ ràng về tiêu chuẩn phòng trọ mà các cậu muốn. Ví dụ như: khu vực thuê phòng trọ, mong muốn nhà trọ chung chủ hay không, nhà trọ ở mấy người, diện tích phòng mong muốn và quan trọng nhất là giá phòng trọ.

Sau khi đã có một tin xịn sò trên đủ loại tài khoản facebook, instagram… thì các cậu chuyển sang nhờ chị Google tiếp. Search “phòng trọ quận …” mà các cậu muốn để tìm được phòng đúng khu vực mà mình cần nhé. Các cậu sẽ thấy website đăng tin cho thuê phòng trọ rất nhiều, hãy tìm tới những website trình bày nội dung khoa học, rõ ràng, đầy đủ và minh bạch về phòng trọ như Bds123.vn hoặc Phongtro123.com nhé (đây là 2 trang tớ hay tìm phòng vì có nhiều tin đăng, giao diện dễ dùng). Để tránh bị lừa đảo và cò mồi, các cậu có thể copy địa chỉ của nhà trọ và tìm kiếm lại trên google. Nếu xuất hiện nhiều thông tin đăng cho thuê phòng trọ tại địa chỉ đó ở các thời điểm cho thuê sát nhau, và bài đăng không miêu tả rõ hình ảnh của nhà trọ cũng như các thông tin khác đều mập mờ thì cần phải cảnh giác.

Photo: Các khu phòng trọ luôn được hóa phép tiện nghi qua lời của người môi giới. Vì vậy các cậu hãy thật tỉnh táo và sáng suốt nhé. Nguồn internet.

Sau khi tìm được một list các địa chỉ phòng trọ khả thi thông qua bạn bè, mạng xã hội và website cho thuê phòng trọ, các cậu hãy lưu danh sách phòng cụ thể theo địa chỉ kèm số điện thoại của chủ nhà. Công việc tiếp theo là điện thoại cho chủ nhà để hỏi kỹ về tình trạng phòng trọ, điện nước có ổn định hay không, các tiện nghi trong phòng, giá điện giá nước và các điều kiện sinh hoạt khác. Nếu như cố gắng liên hệ với chủ nhà trọ nhưng không được thì các cậu không nên đến xem nhà, tránh trường hợp bị cò mồi lôi kéo và dở các thủ đoạn lừa đảo nhé. Đặc biệt, dù phòng có giá rẻ và được quảng cáo tốt thế nào đi nữa thì các cậu cũng không được đặt cọc tiền khi chưa xem phòng và xác định được chủ nhà trọ chính thức. Thực tế, kinh nghiệm thuê phòng trọ cho thấy nhiều anh chị sinh viện đã khốn khổ vì đặt cọc tiền phòng nhưng khi vào ở thì phòng hỏng hóc và không đảm bảo yêu cầu, quay lại kiến nghị với người cho thuê thì mới phát hiện ra đó chỉ là người môi giới và chủ nhà thì chẳng thấy đâu.

Tiếp theo là tới công đoạn lựa chọn phòng trọ. Để tìm được phòng trọ ưng ý, các cậu không thể chỉ ngồi tìm trên mạng, gọi điện cho chủ nhà, mà cần chịu khó đến tận nơi mục sở thị căn phòng mới được. Một căn phòng gần trường học hay thuận tiện đường xá sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới hệ thống điện, nước, và trần nhà. Ví dụ nè, các cậu sẽ dễ dàng nhận thấy một căn phòng trọ cao ráo với trần nhà không ẩm mốc minh chứng cho hệ thống thoát nước tốt và không lo dột khi trời mưa. Đối với các bạn ở Hà Nội hay Sài Gòn, lựa chọn các nhà trong ngõ cũng sẽ gặp phải nguy cơ ngập khi trời mưa lớn. Vì vậy nếu vì giá cả và gần trường học mà các cậu phải ở nhà trong ngõ thì tuyệt nhiên đừng chọn phòng tầng 1 nhé. Ngoài ra, một căn phòng có cửa sổ thoáng đãng cũng luôn được ưu tiên lựa chọn. Đó chỉ là một vài ví dụ mà sinh viên cần xem xét kỹ lưỡng khi lựa chọn phòng trọ để tránh cảnh tát nước trong nhà hay như lò nung vào mùa hè nóng bức. Để đảm bảo vấn đề an ninh, các cậu cũng cần tới nơi xem khu vực xung quanh phòng trọ có an toàn không, các sinh viên thuê bên cạnh có ngoan hiền hay không, cửa phòng trọ có đảm bảo hay không nữa.

Photo: Các cậu cần chú ý tới sàn và trần phòng trọ xem có thấm nước hay không nhé. Nguồn Internet.

Khi đã chọn được phòng trọ ưng ý rồi, một số cậu vẫn cần lục đục đi tìm một người ở ghép phù hợp. Kinh nghiệm là liên hệ với bạn cùng lớp mà mình cảm thấy dễ chơi nhất nhé. Cùng đi học cùng về, cùng làm việc nhà có thể khiến mọi người thân thiết và dễ thông cảm với nhau hơn. Chọn bạn cùng lớp hoặc người quen ở trọ cùng cũng giúp đảm bảo an toàn cho sinh viên. Kinh nghiệm thuê phòng trọ ở ghép cho thấy nhiều trường hợp phiền phức khi bạn ở ghép lầm lì ít nói, ở bẩn hay tệ hơn là bạn ở ghép có tính trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ở ghép cùng người quen cũng có thể rủi ro khi đụng chạm trong sinh hoạt mất lòng nhau. Nhiều trường hợp bạn thân sau khi thuê nhà trọ cùng nhau lại thường xảy ra mâu thuẫn. Vì thế, kinh nghiệm chọn bạn ở ghép là không nhất định chọn bạn thân nhất để ở cùng, hãy chọn một bạn dễ tính nhất ở cùng để luôn cảm thấy thoải mái với nhau nhé.

Cuối cùng, sau khi đã lựa chọn phòng và người ở cùng xong xuôi, cậu nên làm hợp đồng thuê nhà. Hãy đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, nếu mượn hợp đồng về nghiên cứu 1 ngày trước khi ký là tốt nhất. Các cậu cũng nên nhờ người có kinh nghiệm thuê phòng trọ để đọc giùm hợp đồng, tránh trường hợp phải đền bù, sửa chữa phòng trọ oan vì hợp đồng nhiều kẽ hở. Trước khi ký các cậu cũng cần kiểm tra cẩn thận tình trạng phòng trọ về hệ thống điện nước, các thiết bị trong phòng. Nếu có hỏng hóc thì báo cáo và yêu cầu chủ phòng trọ sửa chữa, tránh trường hợp phải đền tiền oan nhé.

Bấy nhiêu kinh nghiệm thuê phòng trọ có vẻ như đã đủ cho các cậu sinh viên bớt ám ảnh, hoang mang về cảnh tìm phòng trọ giữa phố phường đông đúc rồi. Hãy tuần tự thực hiện những lời khuyên trên để thuê phòng trọ ưng ý nhất nhé.

Ms Linh Hà

Theo Blog Bds123.vn