Nghề thợ sơn thật lắm công phu

15/10/2016

Nếu nét đẹp của một nghề nằm ở chỗ biết nuôi dưỡng những cái đẹp thì thợ sơn chắc chắn là những người giỏi nhất trong việc đó.

Con người, vì hào nhoáng đôi khi chỉ nhìn vào các nghề thật cao sang mà không để ý tới xung quanh. Cuộc sống chúng ta còn có những người ngày ngày cần mẫn làm công việc giản đơn hoặc điều bình thường nhưng để lại nhiều ấn tượng. Trong tiếng Anh, painter vừa có nghĩa là thợ sơn, vừa có nghĩa là một người làm nghề vẽ - một nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật. Thật khéo, đó cũng là cách mà nghề thợ sơn, thợ thầu mang đến điều bình dị lớn lao cho mỗi ngôi nhà, mái ấm.

Bức tường của mỗi thợ sơn, thực lắm chuyện để kể

Mấy ai nhắc tới những người thợ thầu mỗi khi căn nhà được hoàn thành? Chúng ta hay nhắc tới gia chủ đã cẩn thận lựa chọn hãng sơn làm sao, mất bao nhiêu thời gian để so sánh hãng này với hãng khác nhưng lại quên mất vai trò của người thợ thầu – một tư vấn viên thực thụ, dày dạn kinh nghiệm.

Ở Việt Nam, không kể đến các gia chủ chuyên nghiệp thì chuyện xây nhà, lựa chọn sơn, chọn đồ nội thất hay thậm chí đi dây đường điện như thế nào đều một tay quy về thợ thầu hết. Thợ thầu ở Việt Nam có lúc là một kiến trúc sư không chuyên, lúc lại là người triển khai công việc đầy tính kế hoạch, logic. Họ trở thành một người bạn, người đồng hành, người tư vấn.

“Tôi có biết gì đâu. Đôi khi cứ lấy chính tâm tình của mình ra mà nói với họ. Mình muốn một mái nhà ấm áp như thế nào thì làm y như thế cho khách. Còn mấy kiến thức khoa học khó hiểu quá, tôi về hỏi đại lí cho chắc cú” – một Galaxy Lucky Painter trong đội ngũ thợ sơn đến từ Sơn Galaxy bộc bạch.

Đó đều là lời chia sẻ thực tâm nhất của những anh thợ sơn lúc nào cũng nhận mình nghiệp dư. Nếu tính tuổi nghề, họ đều là bậc cha bậc chú trong ngành rồi. So với họ, sinh viên kiến trúc mới ra trường đôi khi chẳng hiểu biết bằng. Cái công phu của thợ thầu, thợ sơn nằm ở việc lăn lộn với nghề, theo thời gian như vậy.

Có triển lãm dành cho kiến trúc sư, nơi đâu mới dành cho các thợ sơn?

Trên internet, đầy những blog, website cá nhân của các bậc thầy kiến trúc chia sẻ về căn nhà họ thiết kế, dựng khung. Tuy nhiên, hầu như không thể tìm thấy được một trang nào của riêng thơ sơn, những người thực sự dùng mồ hôi, đánh đổi sự an toàn của mình để chính tay xử lí mỗi góc tường bị rêu mốc, đánh nhám từng mảng tường lỗi và sơn phết lên lớp áo sơn cuối cùng, và lau dọn từng góc nhà bị dây bẩn.

Nghề thợ sơn thật lắm công phu

Sơn Galaxy mang đến một triển lãm công trình dành riếng cho thợ sơn đầu tiên.

Chúng ta lại không hề tìm được sản phẩm của riêng họ trên mạng – nơi lẽ ra có tất cả thông tin của thế giới. Sơn Galaxy có lẽ là hãng sơn đầu tiên dành cho nghề thợ sơn một góc riêng – thư viện lưu lại công trình của họ trong suốt bao nhiên năm trong nghề.

Lớp học thợ sơn, thư viện thợ sơn – họ cần học ở đâu?

Vài thập niên trước, trên khắp cả nước có những ngôi nhà diện tích nhỏ với công năng tối thiểu vừa để sử dụng chỉ được hoàn thiện khi có thợ thầu có chút tố chất cho việc quản lí và phân công công việc. Rất ít thợ sơn được cập nhật kiến thức bài bản, khoa học cho nghề sơn nhà. Hầu hết, họ học từ chính các công trình thực hiện của gia chủ, sai rồi sửa, hỏng thì đền bù. Kinh nghiệm khiến cho họ trở nên dày dạn hơn, lành nghề hơn.

Nghề thợ sơn thật lắm công phu

Sơn Galaxy có 2 phần quà trị giá 15.000.000 đồng mỗi tuần dành tặng cho thợ sơn vừa thông thái vừa may mắn nhất.

Sơn Galaxy biết mỗi thợ sơn đều mong muốn đem đến giải pháp tốt nhất cho gia chủ bằng cả tấm lòng. Chính vì sự tận tâm ấy, Sơn Galaxy đã đem đến chương trình Thợ Sơn Thông Thái, giúp các thợ thầu Việt Nam, trong 6 tuần có thể kiểm tra hiểu biết của mình bằng thông tin chính thức, đầy đủ, có cơ sở từ hãng sơn. Chương trình Thợ Sơn Thông Thái chỉ còn hơn 10 ngày nữa là kết thúc. Các thợ sơn có thể truy cập vào link: galaxy-paint.vn/tho-son-thong-thai.html để trả lời 3 câu hỏi nhanh trong vòng 15s. Sơn Galaxy có 2 phần quà trị giá 15.000.000đ mỗi tuần dành tặng cho thợ sơn vừa thông thái vừa may mắn nhất.

Nghề thợ sơn không phải là những gì đẹp lung linh, mà đó là quá trình vất vả của người làm nghề vừa biết về lý thuyết, vừa hiểu về xã hội, cuộc sống để biết những công trình của mình thực hiện cho ai, sẽ ảnh hưởng tới ai. Đôi khi, nghề vừa là duyên vừa là nghiệp. Có khi, đó không chỉ là đích đến mà là con đường chúng ta đang đi và cố gắng hàng ngày.

 

Theo TTDN