Đặt cọc tiền thuê phòng trọ sao cho an toàn?

09/01/2019

Tiền cọc phòng trọ là bao nhiêu, đặt cọc thuê phòng trọ như thế nào luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người đi thuê trọ. Thực tế cho thấy không ít vụ lừa đảo tiền cọc phòng trọ đã xảy ra gây thiệt hại về tài chính và tinh thần cho sinh viên. Không ít bạn đã phải nhờ tới tư vấn của luật sư để lý luận nhằm lấy lại tiền cọc thuê phòng trọ. Vậy để tránh khỏi những rắc rối này, các bạn hãy lưu ý một số điểm khi đặt cọc thuê phòng trọ để an toàn nhất nhé.

Tìm hiểu kỹ về phòng trọ trước khi ký hợp đồng thuê trọ và đặt cọc thuê phòng trọ

Kinh nghiệm đặt cọc thuê phòng trọ cho thấy nhiều trường hợp đã đưa tiền cọc phòng trọ rồi vào ở mới tá hỏa phát hiện ra phòng trọ ẩm thấp, bị dột và ũng nước khi trời mưa hoặc thường xuyên mất nước, mất điện. Nhưng không ít bạn sinh viên vì lỡ cọc hàng triệu đồng nên không dám rời bỏ căn phòng trọ tồi tàn đó. Vì vậy các cậu cần tìm hiểu thật kỹ về phòng trọ cho thuê trước khi đặt cọc. Một số vấn đề cần lưu ý như:

  • Hệ thống điện nước có ổn định hay không.
  • Thiết bị tiện nghi trong phòng có hỏng hóc hay không.
  • Giá điện, giá nước, chi phí Internet/wifi, chi phí gửi xe. Chú ý thêm cả các chi phí lặt vặt có thể phát sinh nếu các bạn ở chung cư mini như là phí dọn vệ sinh, phí trông coi tòa nhà.
  • Các bạn cũng nên tìm hiểu xem các bạn thuê phòng bên cạnh có ngoan hiền không, an ninh khu vực xung quanh có đảm bảo không.

Xem xét phòng trọ càng cẩn thận bao nhiêu thì rủi ro các bạn phải trả lại phòng càng ít, cũng không cần lo phải lấy lại cọc phòng trọ nữa. Vì vậy đừng ngại tốn thời gian mà hãy chăm chỉ chịu khó list hết những điều cần lưu ý ra để rà soát trước khi làm hợp đồng thuê nhà trọ và đặt cọc thuê phòng trọ.

Xác định chính xác danh tính của chủ nhà trọ

Trước khi ký vào hợp đồng đặt cọc thuê phòng trọ và hợp đồng thuê phòng trọ chính thức các bạn cần xác định chính xác danh tính của chủ nhà trọ, trực tiếp gặp họ để thỏa thuận và ký kết. Kinh nghiệm cho thấy nhiều bạn sinh viên bị quỵt tiền cọc phòng trọ vì thuê phòng qua môi giới và không biết ai là chủ nhà trọ để đòi cọc. Việc gặp gỡ trực tiếp chủ nhà trọ là rất quan trọng bởi khi một trong hai bên phá vỡ hợp đồng thì chủ nhà trọ mới là người có trách nhiệm pháp lý phải giải quyết với bạn chứ không phải người môi giới. Gặp và thỏa thuận với chủ nhà trọ cũng giúp bạn có cơ hội xác nhận một cách chính xác nhất về chi phí phát sinh, tiện nghi và điều kiện sinh hoạt ở phòng trọ, tránh trường hợp thuê phòng một đằng nhưng đến khi nhận phòng lại là ngôi nhà dột nát tồi tệ nhé. Nếu không có thời gian, các cậu cũng có thể tìm tới một số website đăng khá nhiều tin thuê phòng không qua trung gian, như là bds123.vn, phongtro123.com.

Photo: Cảnh sinh viên bị quỵt tiền cọc phòng trọ là không hiếm

Ghi lại hình ảnh phòng trọ, xem kỹ hợp đồng thuê trọ trước khi ký và đặt cọc phòng trọ

Trước khi đặt bút ký vào hợp đồng thuê phòng trọ và trả tiền đặt đọc phòng trọ, các bạn nên quay phim hoặc chụp ảnh lại mọi thiết bị, ngõ ngách trong căn phòng. Các bạn cũng cần chụp cận cảnh bất cứ thiệt hại, hỏng hóc nào tại thời điểm bắt đầu thuê phòng để làm căn cứ chứng minh không phải lỗi do bạn sử dụng. Nhiều trường hợp sinh viên trước khi chuyển phòng đã bị trừ hết tiền đặt cọc phòng trọ do chủ nhà đổ lỗi làm hỏng hóc thiết bị, tường nhà… Để chắc chắn hơn, bạn nên gửi hình ảnh, đoạn phim về tình trạng căn phòng vào email với chủ nhà để cam kết tình trạng căn phòng trọ trước khi cho bạn thuê. Cách này vừa giúp bạn lấy lại tiền đặt cọc phòng trọ vừa tránh được những tranh cãi bắt chẹt của chủ nhà khi bạn dọn đi.

Tiếp theo đó, bạn nên xem kỹ thỏa thuận hợp đồng thuê trọ và đặt cọc phòng trọ trước khi ký. Nhiều trường hợp, hợp đồng soạn thảo sơ sài khiến bạn phải chịu nhiều chi phí khác đội lên so với giá thuê phòng, hay tệ hơn là “gài bẫy” khiến bạn mất tiền đặt cọc. Nếu được, bạn cũng nên rủ ai đó có kinh nghiệm làm hợp đồng thuê trọ đi để cùng rà soát và làm chứng cho mình nhé.

Photo: Ghi lại hình ảnh phòng trọ, xác nhận tình trạng phòng trọ trước khi bạn chuyển đến là điều cần thiết. Nguồn internet.

Dựa vào pháp luật để đòi lại cọc phòng trọ khi xảy ra rủi ro

Đối với những bạn lỡ đặt cọc thuê phòng trọ nhưng tới nơi thì chủ nhà lại báo hết phòng hoặc trì hoãn ngày nhận phòng thì các bạn hoàn toàn có thể dựa báo pháp luật để đòi lại tiền cọc nhé. Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Đặt cọc thì “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy theo pháp luật thì bạn hoàn toàn được nhận lại tiền cọc phòng, và chủ nhà sẽ vi phạm luật dân sự khi không hoàn trả cho bạn.

Tóm lại các bạn hãy cẩn thận, xem xét kỹ lưỡng những điều trên trước khi tiến hành đặt cọc thuê phòng trọ để đảm bảo an toàn cho mình và tránh mất tiền oan nhé.  Hy vọng những kinh nghiệm đặt cọc thuê phòng trọ của bds123.vn sẽ hữu ích với các anh chị em thuê phòng trọ và các bạn sinh viên.

Ms Mai An

Theo Blog Bds123.vn