Hoạt động mua bán đất đai và những ảnh hưởng xấu của đại dịch

08/10/2021

Theo số liệu phân tích toàn cầu, đầu năm 2020, 19% các quốc gia đã ghi nhận ảnh hưởng lớn về bất động sản do Đại dịch Covid-19, 74% quốc gia phải chịu hậu quả ở mức trung bình tới nặng nề. Con số này đến đầu năm 2021 tiếp tục tăng mạnh và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia không nằm ngoài tác động này

Mục lục

Hoạt động mua bán đất đai trong thời điểm dịch Covid -19 bùng phát và lan rộng đã chịu không ít ảnh hưởng xấu. Hãy cùng BDS123 phân tích những ảnh hưởng xấu của đại dịch đến hoạt động mua bán đất đai dưới góc nhìn của chuyên gia nhé!

Ảnh hưởng dịch Covid đến thị trường bất động sản

Kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, có thể nói chúng đã “phủ bóng đen” lên mọi mặt của nền kinh tế. Mọi lĩnh vực kinh doanh, sản xuất đều ít nhiều chịu tác động và bất động sản cũng không ngoại lệ. Liên tiếp kéo dài trong hơn 2 năm, Covid-19 đã làm thay đổi bộ mặt của bất động sản Việt, từ chỗ thị trường nóng, năng động trở nên u ám.

1) Thị trường đóng băng, ngưng hoạt động

Không khó để có thể nhận ra rằng, bất động sản Việt Nam đang trong thời kì đầy rẫy những khó khăn và thách thức. Nhận định chung của rất nhiều các chuyên gia bất động sản đều hướng đến kết luận rằng: thị trường nhà đất Việt đang rời vào thời kỳ ảm đạm, đóng băng hoặc thậm chí là ngừng hoạt động.

Trong đó, phân mảng nhà đất cho thuê và đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng là khía cạnh chịu nhiều tổn thất nhất. Giao dịch và lượng khách đặt chỗ nhiều khu nghỉ dưỡng giảm sâu hay tình trạng các mặt bằng tại khối đế của nhiều tòa nhà bị trả lại mặt bằng do không thể duy trì khả năng kinh doanh,…là những hiện trạng phổ biến. Thống kê cụ thể cho biết, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành và khu vực. Trong năm 2020, công suất thuê phòng khách sạn của của nước chỉ đạt khoảng 30-40%. Cùng với đó, mức giá thuê phòng cũng có sự giảm nhất định, chỉ đạt khoảng 40% so với năm 2019. Các số liệu thống kê gần nhất cũng cho biết, thời điểm tháng 7/2021 không có thêm các dự án Condotel được mở bán, đồng thời tỷ lệ tiêu thụ nhà phố, shophouse chỉ bằng 3% trước đó 1 tháng.

Dường như tất cả hoạt động bất động sản đều phải tạm ngưng trong mùa dịch

2) Các loại hình bất động sản tụt giá thê thảm

Đối với các giao dịch cho thuê căn hộ, theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam quý II và 6 tháng đầu năm các giao dịch rất ít, lẻ tẻ và thị trường yếu. Nhà đầu tư cũng vì vậy cũng hạn chế chào bán để thăm dò thị trường, giá cũng không có hiện tượng điều chỉnh.

Phân mảng mua bán đất cũng đầy ảm đạm. Theo tổng hợp số liệu của các địa phương: số lượng nhà ở đủ điều kiện tại quý IV/2020 giảm, chỉ bằng 76% so với các quý trước và cùng kỳ năm 2021. Thị trường biến động theo chiều hướng đi xuống còn thể hiện rõ khi sự quan tâm về nhà đất cũng có sự sụt giảm. Thống kê từ BDS123.VN - Website bất động sản hàng đầu: trong tháng 8/2021, lượng tin đăng toàn trang về bất động sản trong giảm 58%, cùng với đó lượt quan tâm giảm 27% so với tháng 7/2021. Mức giảm về lượng quan tâm tin nhà đất mạnh nhất diễn ra đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có có ca nhiễm tăng cao như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Đặc biệt, khi phân tích về bất động sản thời Đại dịch theo vùng. Cả 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP.HCM đều có mức độ quan tâm bất động sản tháng 8/2021 giảm lần lượt là: 36% và 17% so với thời điểm tháng 7/2021.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản có được điểm sáng duy nhất tại một số khu vực tỉnh có tình hình Covid-19 diễn ra ít hoặc nhanh chóng được kiểm soát như: Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh với mức độ của các nhà đầu tư có sự nhích lên nhẹ: 26%, 8% và 7%. Đồng thời, số liệu thống kê về giá chung cư tại Hà Nội và TP.HCM vẫn giữ được mức ổn định trong tháng 8/2021 và tăng 8-9% so với cùng kỳ 2020.

Giá các loại hình bất động sản giảm mạnh

Những ảnh hưởng đại dịch đến hoạt động mua bán đất đai

Không nằm ngoài những tiêu cực của làn sóng Covid-19, hoạt động mua bán đất cũng có những ảnh hưởng nhất định. Điều này được thể hiện rất rõ trong những ảnh hưởng mà Covid-19 tác động đến phân mảng này.

1) Các dự án bị trì hoãn

Ngay sau khi Covid-19 xuất hiện, dưới chính sách kiểm soát và phòng chống dịch tích cực của nhà nước, giãn cách xã hội lập tức được thực hiện. Khẳng định rằng đây là một chủ trương đúng đắn và quyết liệt. Tuy nhiên, cũng vì vậy nó khiến cho các dự án mua bán đất nghiễm nhiên phải dừng lại, trì hoãn vô thời hạn.

Các giao dịch mua bán đất giảm rất mạnh so với thời điểm chưa có Covid-19. Thậm chí, ở các tỉnh thành liên tục phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh, giao dịch dường như đóng băng. Cùng với đó, tâm lý e dè và lo ngại trước những biến động không mấy tích cực của thị trường chung cũng khiến nhiều nhà đầu tư và cả chủ đầu tư chấp nhận chững lại.

2) Thị trường nhiễu loạn, khó nhận định chính xác tiềm năng sinh lời

Một trong những khó khăn khác đối với bất động sản và đặc biệt là mua bán nhà đất ở thời điểm hiện tại chính là khó dự đoán về tình hình. Bởi chỉ khi Covid-19 có thể kiểm soát thì nhà đất mới có thể phục hồi và dần đi lên. Tuy nhiên, với những biến động khó lường ở thời điểm hiện tại. Rất đông nhà đầu tư đều tỏ tâm lý e dè. Họ không muốn chốt mua nhà đất ở thời điểm hiện tại bởi thật khó để có thể biết thời điểm nào có thể khai thác hay đưa vào vận hành kinh doanh.

Thị trường mua bán đất đai bị ảnh hưởng nghiêm trọng

3) Khách hàng không thể đi xem đất

Dịch bệnh hoành hành cũng khiến các khách hàng không thể thực hiện xem đất và quyết định đầu tư hay không. Các chỉ thị giãn cách liên tục được đưa ra đã khiến các tỉnh, khu vực bị ngăn cách cô lập. Vì vậy, sự hạn chế về giao dịch nhà đất được cho là ở mọi mặt. Chúng khiến nhà đất vốn khó giao dịch lại càng thêm nhiều trở ngại.

Hình thức trực tiếp xem lô đất hiện nay tỏ ra không còn khả thi. Trong khi đó, quảng cáo hay săn tin bất động sản tại các website lớn đang được đẩy mạnh. Với sự biến động không ngừng của Covid-19, nhà đầu tư nào có thể tìm cho mình lối đi riêng sẽ là người sớm nắm bắt được cơ hội, vực dậy sau khó khăn.

Dự đoán khả năng phục hồi của thị trường

Ở thời điểm hiện tại, với những nỗ lực từ chính phủ và các ban ngành, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã có những chuyển biến rất tích cực. Đó chính là lý do mà người ta bắt đầu kỳ vọng vào phân mảng bất động sản sẽ có sức bật sau thời gian dài ảm đạm. Các chuyên gia nhà đất đều thống nhất nhận định: bất động sản Việt Nam hiện như "một quả bóng" và dịch Covid-19 cũng như các tác động đè nén đã khiến quả bóng căng phồng. Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, sức bật của Bất động sản sẽ vô cùng mạnh mẽ và đáng mong đợi.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định chi tiết: “Nếu quý III năm nay khống chế được dịch bệnh thì đến quý IV mặt bằng chung của thị trường nhà đất sẽ có sự khởi sắc, phục hồi dần dần, không nhiều khoảng 20%-30%.”

Khả năng phục hồi của hoạt động mua bán đất đai là rất khả quan

Ngoài ra, ông Đính cũng chia sẻ thêm: mức giá giao dịch nhà đất sẽ không giảm khi lực hấp dẫn của đầu vào của bất động sản đang tăng. Bất chấp tình hình lạm phát ở nhiều mặt hàng, thì giá bất động sản sẽ không đột biến hay hoàn toàn không có tình trạng sốt đất. Đặc biệt, do 3 tháng giữa năm 2021, do thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch nên dòng tiền không trực tiếp chảy chảy vào phân mảng bất động sản mà chủ yếu dịch chuyển sang chứng khoán. Tuy nhiên, chưa xảy ra hiện tượng bán tháo bất động sản ồ ạt. Điều này cho thấy rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang có cho mình tâm lý giữ tiền và chờ cơ hội để mua bất động sản sau dịch.

Dự kiến từ nay đến cuối năm, khi lượng vacxin được tiêm phòng phổ rộng và dần tiến tới hoàn thành tiêm chủng với cả nước. Đó cũng là tia sáng triển vọng cho thị trường bất động sản bật dậy. Cũng cần nhấn mạnh rằng, không riêng bất động sản mà mọi lĩnh vực kinh tế khác cũng đang trong trạng thái hồi hộp chờ diễn biến tiếp theo. Trước mắt, trong 6 tháng cuối năm, thị trường bất động sản cả nước vẫn khó đoán. Tuy nhiên, tương lai không xa khi bước sang giai đoạn nửa đầu năm 2022 sẽ mở ra nhiều kỳ vọng hơn.

Lời kết

Có thể thấy đại dịch tạo ảnh hưởng xấu, thiệt hại nặng nề đối với thị trường bất động sản nói chung và hoạt động mua bán đất nói riêng. Nhưng nhờ các chính sách kịp thời cùng với đó là sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, nước ta đã và đang làm tốt công tác chống dịch. Điều này sẽ mở đường cho bất động sản Việt vực dậy, phát triển chậm nhưng dần ổn định và vững chắc. Đây là tiền đề để các hoạt động mua bán đất đai được khôi phục và ngày càng phát triển hơn trong tương lai không xa.

Có thể bạn quan tâm: Thị trường cho thuê mặt bằng và những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid

Theo BDS123