Nhận biết các loại nhà ở Việt Nam, ưu nhược điểm từng kiểu
Trước khi mua nhà bạn nên biết có bao nhiêu loại và phân cấp nhà ở Việt Nam. Dưới đây là những chia sẻ về đặc điểm, cách nhận biết các loại nhà ở Việt Nam, ưu nhược điểm từng kiểu.
Những loại nhà ở tại Việt Nam
Sự đa dạng loại nhà ở tại Việt Nam, đem đến cho người sử dụng nhiều lựa chọn thích hợp với nhu cầu, tài chính. Vậy cụ thể gồm những loại nhà ở nào? Đối với từng loại sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau cần lưu ý.
1. Nhà ở riêng lẻ
Nhà ở riêng lẻ là loại hình phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Có thể hiểu nhà được xây trên khu đất thuộc quyền sở hữu của gia chủ (bao gồm cá nhân, tổ chức). Loại hình nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà liền kề, nhà độc lập hay nhà biệt thự.
Một số tiêu chí nhà ở riêng lẻ cần phải thỏa mãn khi thiết kế xây dựng như: Diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc chiều cao dưới 12m. Cùng với đó, các công trình nhà ở riêng lẻ cần đáp ứng được những tiêu chí về kỹ thuật, sử dụng vật liệu theo quy định của pháp luật. Loại hình mua bán nhà ở riêng này phổ biến là ở Hà Nội.
2. Nhà chung cư
Nhà chung cư một loại hình nhà ở có giao dịch mua bán nhà rất sôi động, đặc biệt là tại TPHCM, giải quyết vấn đề nơi ở cho nhiều đối tượng khách hàng nhờ giá rẻ. Với những căn nhà chung cư, thông thường sẽ được mua để ở hoặc cho thuê. Một số đặc điểm được pháp luật quy định bạn cần biết: Có nhiều căn hộ trong đó mỗi hộ riêng lẻ là nơi sinh sống của một gia đình, căn hộ trong chung cư sử dụng chung lối đi và cơ sở hạ tầng.
Đối với nhà chung cư, chúng ta thường phân chia làm 2 loại gồm nhà chung cư sử dụng để ở hoặc kinh doanh. Trải qua sự phát triển cũng như phục vụ nhu cầu phát triển của cộng đồng, các loại nhà shophouse, officetel dần nở rộ và xây dựng song song với căn hộ chung cư.
3. Nhà ở thương mại
Nhà ở thương mại hay còn biết đến là những căn hộ, nhà ở được cá nhân, tổ chức sử dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh. Đối với loại hình nhà ở này thường được sử dụng đầu tư để bán hoặc cho thuê lâu dài.
Một điểm khiến nhà ở thương mại đang dần hot trên thị trường hiện nay bởi có thể vay vốn hỗ trợ lên đến 70% tổng giá trị. Song song với đó, nhà ở thương mại không hạn chế đối tượng mua nên nhiều khách hàng đặc biệt là vợ chồng trẻ hướng đến loại hình này.
Song song với đó, nhà ở thương mại có diện tích đa dạng, nhu cầu sử dụng có thể bán hoặc cho thuê nên thường được nhiều nhà đầu tư bất động sản xây dựng với diện tích đa dạng. Tiện ích đồng bộ với không gian sống tại các khu chung cư giúp cư dân được tận hưởng cuộc sống tiện nghi, hiện đại. Chi phí hợp lý cùng với pháp lý rõ ràng là điểm cộng cực kỳ lớn dễ dàng thu hút khách hàng.
4. Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ là loại nhà được xây dựng từ ngân sách nhà nước và chỉ dành cho các đối tượng làm việc công, có nhiệm vụ đặc thù cho đất nước. Loại nhà này được sử dụng để phục vụ mục đích tiếp khách, đôi khi để ở hoặc một số chức năng công việc khác.
Đối với những nhà công vụ, khu vực này thường có lực lượng an ninh đảm bảo an toàn. Đa số những người sử dụng nhà công vụ thường giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước, chiến sĩ làm nhiệm vụ hoặc một số cán bộ ban ngành khách đến địa phương công tác,...
Theo điều 32 Luật nhà ở 2014, nhà công vụ sẽ có 7 đối tượng có thể thuê để sử dụng gồm: cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, cán bộ công chức thuộc cơ quan ban ngành nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ thuộc Đảng, Nhà nước được chuyển đến công tác ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, sĩ quan, quân nhân, giáo viên đến giảng dạy tại khu vực vùng sâu vùng xa, bác sĩ, nhân viên y tế, nhà khoa học.
5. Nhà ở phục vụ tái định cư
Nhà tái định cư là nơi chỉ dành riêng cho người dân nằm trong diện giải tỏa được nhà nước bố trí lại chỗ ở. Loại hình nhà này chỉ dành cho những đối tượng riêng biệt theo quy định của pháp luật.
6. Nhà ở xã hội
Hoạt động mua bán nhà ở xã hội được quan tâm, nhờ giá phù hợp với người có thu nhập thấp điển hình như ở Bình Dương, Đồng Nai,.... Đây là công trình do các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng dành cho mục đích an sinh.
Đối tượng là người có thu nhập không ổn định hoặc một số trường hợp là công chức nhà nước chưa có nơi ở sẽ được sắp xếp thuê nhà ở xã hội. Trên thực tế, nhà ở xã hội được cho thuê rất rẻ, phù hợp với kinh tế của rất nhiều người.
Loại hình này được xây dựng theo nhà ở riêng lẻ hay nhà chung cư đều được. Diện tích sàn tiêu chuẩn thường từ 25-75m2.
Phân cấp nhà ở tại Việt Nam
Nhà ở cấp 1,2,3,4 khác nhau gì? Khi phân cấp nhà ở sẽ giúp xác định được thời gian cần bảo trì cũng như quy trình thiết kế theo từng loại nhà. Thông qua các đặc điểm và kết cấu xây dựng ta phân cấp nhà ở như sau:
1. Nhà tạm
Đây là loại nhà có giá trị và tiện nghi thấp được sử dụng trong thời gian ngắn. Nhà tạm còn được hiểu nôm na là nhà ở riêng lẻ dành cho cá nhân sử dụng trong khi chờ quy hoạch. Đặc điểm chính của những nhà tạm chính là được xây từ gỗ, tre, đất, tôn,... bao quanh. Phần mái sử dụng mái lá hoặc rạ.
Đối với nhà tạm, điều kiện sinh hoạt không đầy đủ do sử dụng chủ yếu vật là các vật liệu thô sơ. Vì vậy không thích hợp ở lâu dài, chỉ mang tính chất tạm bợ. Có thể dễ thấy ở các khu dự án vừa triển khai xây dựng, khai thác khoáng sản, chốt biên phòng,...
2. Nhà cấp 4
Nhà cấp 4 theo truyền thống thì đây là loại nhà được xây dựng theo thiết kế 1 tầng, có gác lửng hoặc không. Thiết kế một căn nhà cấp 4 khá đơn giản không quá phức tạp. Chi phí xây dựng thấp, kết cấu vững, chịu lực tốt.
Vật liệu xây dựng sử dụng loại tiêu chuẩn trong đó gạch 11cm hoặc 22cm. Mái nhà thường lợp bằng ngói hoặc vật liệu xây dựng.
Loại nhà này gắn liền với cuộc sống con người Việt Nam cách đây nhiều năm về trước. Do có thời hạn sử dụng thấp, dễ xuống cấp cần sửa chữa hay gia cố nên không nhiều người lựa chọn xây loại nhà này. Hiện nay, nhà cấp 4 chủ yếu được thấy ở vùng nông thôn, nơi ít xảy ra thiên tai, lũ lụt.
3. Nhà cấp 3
Loại nhà cấp 3 được xây dựng phổ biến ở các thành phố bởi kết cấu chắc chắn. Tuy nhiên, nhà cấp 3 có một số phần thiết kế khá giống nhà cấp 4 nên đôi khi có sự nhầm lẫn giữa 2 loại này.
Một điểm giúp bạn dễ nhận dạng nhà cấp 3 chính là công trình chỉ cao tối đa 2 tầng. Tiện nghi sinh hoạt phục vụ nhu cầu cơ bản. Bên cạnh đó, khung chịu lực thường được kết hợp từ gạch và bê tông cốt thép.
Nhà cấp 3 được thiết kế và xây dựng sử dụng bê tông cốt thép và gạch. Song song với đó, thời gian sử dụng lên đến 40 năm. Ưu điểm của loại nhà này là chi phí hợp lý, nguyên vật liệu phổ thông,...
4. Nhà cấp 2
Loại nhà này được xây dựng chắc chắn với thời gian sử dụng lên đến 70 năm. Nhà cấp 2 không giới hạn số tầng nhưng bị giới hạn diện tích xây dựng trong khoảng từ 5000-10000m2.
Đặc điểm nhà cấp 2 thường có kết cấu vững vì sử dụng các nguyên vật liệu chất lượng. Khung chịu lực được sử dụng 2 nguyên liệu chính là bê tông cốt thép và gạch. Mái nhà được đổ bê tông cốt thép hoặc sử dụng mái ngói lợp. Thiết kế không gian, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ mang đến sự tiện lợi cho thành viên trong gia đình và thường có giao dịch mua bán rất sôi động.
5. Nhà cấp 1
Nguyên vật liệu sử dụng trong xây dựng nhà cấp 1 thường có giá trị cao và chất lượng hơn các loại nhà khác. Vì vậy, thời gian sử dụng có thể lên đến hơn 80 năm. Nhà cấp 1 có các đặc điểm như:
- Khung bê tông cốt thép và gạch chịu lực tốt.
- Mái được thiết kế hệ thống tản nhiệt tốt. Thông thường mái sẽ được đúc bằng hoặc đúc ngói.
- Không hạn chế số tầng
Về cơ bản, nhà cấp 1 và nhà cấp 2 khá tương đồng. Tuy nhiên, nhờ vào chất liệu xây dựng, nhà cấp 1 được đánh cao hơn nhà cấp 2. Đây cũng là đặc điểm giúp ta phân loại được 2 loại nhà.
6. Biệt thự
Đây là loại nhà cao cấp được thiết kế và xây dựng với kết cấu chất lượng. Không gian sống khá tách biệt cùng các tiện nghi đầy đủ mang đến cho gia chủ cuộc sống yên bình hơn bao giờ hết. Những nhà biệt thự thường xây dựng trên khu đất riêng, có lối đi dạo quanh nhà và không gian sinh sống biệt lập.
Thông thường, diện tích tối thiểu khi xây dựng biệt thự khoảng 200m2. Thiết kế của một căn biệt thự thường ưu tiên lồng ghép không gian sống xanh cùng tiện ích trong khuôn viên. Điều này có thể nhìn thấy rõ nhất chính thông qua mật độ xây dựng tối đa của một căn biệt thự chỉ khoảng 50%, phần còn lại sẽ sử dụng xây dựng hồ bơi, vườn, khu nướng ngoài trời,...
Một căn biệt thự cần đảm bảo một số yêu cầu như: Khung chịu lực sử dụng bê tông cốt thép và gạch, tường bao faf vách ngăn bằng gạch và bê tông cốt thép, mái nhà là mái đúc hoặc mái đúc lợp ngói.
Tổng kết
Có thể nói, nhà ở được phân chia thành nhiều hình thức và cấp độ khác nhau tùy theo các tiêu chí riêng biệt. Trên đây là nội dung bài viết phân loại các kiểu nhà ở Việt Nam phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức và ứng dụng khi tìm nơi mua bán nhà giá tốt phù hợp nhất.
Cảm ơn bạn đọc!!!
Bds123.vn