[ Xem ngay] 5 cách kiểm tra nhà khi mua có bị thế chấp ngân hàng không

23/10/2021

Kiểm tra căn nhà "trong tầm ngắm" có đang trong tình trạng thế chấp hay không là điều cần thiết. Với những thủ tục lằng nhằng về mặt pháp lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian, tiền bạc, cuộc sống của chính bạn. Để phòng người bán giấu diếm cố tình bán bất động sản đang bị thế chấp, hãy nắm bắt rõ 5 cách kiểm tra nhà khi mua có bị thế chấp ngân hàng không sau đây nhé.

Mục lục

5 Cách kiểm tra tránh mua phải nhà đang thế chấp

Thông thường tâm lý người tìm bất động sản thường chú ý những thông tin mua bán nhà giá rẻ, với một bất động sản được rao mức giá rẻ bất ngờ, ở vị trí tốt bạn cần kiểm tra xem nhà bán ấy có đang trong tình trạng bị thế chấp hay không bằng các cách cụ thể sau đây.

Cách 1: Kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất

Để có thể tìm kiếm được một căn nhà ưng ý, thường người mua phải tìm kiếm rất lâu, phải đi xem nhà nhiều lần mới có thể lựa chọn được. Nhưng không vì vậy mà vội vàng mua nhà ngay khi tìm được một căn ưng ý.

Kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất
Kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất

Khi có ý định mua nhà hãy nhờ người bán cho xem sổ đỏ bản gốc, trong trường hợp căn nhà đang được thế chấp, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có ghi: "Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng ... theo số hợp đồng...". Hoặc sẽ có một tờ giấy riêng được đính kèm có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai. Thông tin về nhà bán đang bị thế chấp sẽ được ghi rõ ràng và đầy đủ ở mặt 3 hoặc 4 của giấy chứng nhận sử dụng đất.

Mẹo để tránh mua nhà đang bị thế chấp, hãy chú ý khi họ chỉ đưa cho bạn xem giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất bản photo. Và để ý trên giấy chứng nhận quyền sử dụng có vết ghim bấm, góc hoặc mép giấy có dấu giáp lai thì có thể nhà bán này  đang được thế chấp ngân hàng mà người bán cố tình che giấu.

Cách 2: Tra cứu thông tin nhà bán tại văn phòng công chứng

Đây là cách, đa số nhiều người mua nhà hiện nay lựa chọn. Cụ thể cách kiểm tra này, trước tiên cần nhờ người bán cung cấp bản photo của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi nhận được bản photo, hãy đem đến văn phòng công chứng để kiểm tra thông tin.

Cách 3: Kiểm tra thông tin nhà bán tại cơ quan có thẩm quyền

Tại mỗi UBND Quận/ Huyện đều có văn phòng đăng ký đất đai, bạn có thể kiểm tra thông tin mua bán nhà gần nhất đó, có đang bị thế chấp ngân hàng hay không thông qua thông tin được đăng ký ở văn phòng này.

Kiểm tra thông tin nhà bán tại cơ quan có thẩm quyền
Kiểm tra thông tin nhà bán tại cơ quan có thẩm quyền

 Một điều cần lưu ý, cách này chỉ có thể kiểm tra nhà bán đang được thế chấp hợp pháp cho ngân hàng. Những trường hợp đang thế chấp cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì không thể kiểm tra được.

Cách 4: Chú ý đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Theo quy định, khi mua bán nhà số tiền đặt cọc không được vượt quá 10% tổng giá trị. Trên hợp đồng bắt buộc phải ghi đầy đủ thời gian, địa điểm, thông tin các bên giao dịch và mục xử lý khi vi phạm hợp đồng.

Chú ý đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Chú ý đến hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Đối với bất động sản đang được thế chấp chỉ được bán khi có sự đồng ý của ngân hàng. Vì vậy, trên hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải có bản cam kết của 3 bên gồm: người mua, người bán, ngân hàng. Đây sẽ là văn bản có giá trị pháp lý, ràng buộc quyền và nghĩa vụ trong thanh toán, xử lý trong trường hợp vi phạm hợp đồng.

Cách 5: Tìm hiểu thông tin qua những người sống xung quanh đó

Tìm hỏi thăm những người sống trong khu vực xung quanh đôi khi sẽ giúp người mua nhà biết một số vấn đề bên lề. Từ đó, bạn sẽ có quyết định chính xác hơn trong việc quyết định mua nhà đó hay không. Một số thông tin như nhà đất đó đã từng có ai đến xiết nợ hay chưa, tranh chấp,... thường đối với những người trong khu phố sẽ là người nắm rõ nhất.

Thủ tục mua bán nhà thế chấp ngân hàng, khác gì so với mua bán nhà bình thường? Quy trình theo đúng quy định của luật pháp dành cho nhà đang được thế chấp gồm có những bước nào? Để làm rõ được bạn cần tham khảo thêm qua mục sau đây.

Quy trình mua bán nhà ở đang thế chấp

Để mua bán nhà ở đang được thế chấp sẽ gồm 4 bước là ký hợp đồng giữa ba bên, thành lập hợp đồng, đóng thuế và sang tên nhà bán, cùng Bds123 tìm hiểu bên dưới nhé.

1. Ký hợp đồng mua bán với bên mua - bên bán - bên thế chấp

Khi quyết định mua nhà đang được thế chấp người mua, người bán và ngân hàng sẽ ký cam kết trong đó nội dung liên quan đến vấn đề thanh toán tiền giữa người mua - bán. Bên cạnh đó, trên hợp đồng cũng có nội dung liên quan đến thanh toán khoản nợ của người bán và ngân hàng.

Ký hợp đồng mua bán với bên mua - bên bán - bên thế chấp
Ký hợp đồng mua bán với bên mua - bên bán - bên thế chấp

Bản hợp đồng này bắt buộc phải có chữ ký của 3 bên. Sau đó, ngân hàng tiến hành thanh toán tiền gốc và lãi của khoản vay theo số hợp đồng của người bán. Bước tiếp theo, ngân hàng sẽ tiến hành giải thế chấp nhà bán và trao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất cho người bán.

2. Thành lập hợp đồng mua bán nhà và chứng thực tại văn phòng công chứng uy tín

Khi bên bán nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà bán, người mua và người bán cùng lập hợp đồng mua bán nhà tại văn phòng công chứng. Hai bên cần cung cấp CMND, sổ hộ khấu, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân. Nhằm xác định chính xác thông tin, giữa bên mua bên bán và các bên liên quan.

3. Đóng các khoản chi phí, thuế trước bạ

Khi mua bán nhà theo quy định Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP chính phủ, các tổ chức, cá nhân là người bán và người mua, cần nộp các khoản lệ phí và thuế trước bạ tại chi cục thuế, cụ thể mức nộp lệ phí trước bạ như sau

Công thức tính: Lệ phí trước bạ = 0,5% x diện tích x giá 1m2 theo bảng giá đất.

4. Sang tên người sở hữu nhà bán tại văn phòng đăng ký đất đai

Việc chuẩn bị trước giấy tờ, sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình sang tên mua bán nhà ít gặp trục trặc nên đừng bỏ qua hãy tham khảo kỹ nhé.

Để sang tên sở hữu nhà đất hồ sơ gồm: Hợp đồng mua bán có chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền, bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, CMND và sổ hộ khẩu, đơn đề nghị đăng ký biến động, đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất - Mẫu Đơn xin cấp đổi Sổ đỏ - Mẫu số 10/ĐK.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin hữu ích dễ hiểu về 5 cách xác định nhà bán có đang thế chấp ngân hàng và quy trình trên giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi đi mua bất động sản. Khi mua bán nhà đất, hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh khiến bản thân rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Việc tìm hiểu nhà đất có đang bị thế chấp hay không giúp bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. Nếu bạn cần tham khảo thêm thông tin nào về bất động sản uy tín hay cập nhật giá thị trường hiện nay hãy truy cập ngay Bds123.vn. Đây là kênh bất động sản nhiều người tin dùng, truy cập theo dõi tin tức bất động sản "hot" mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đọc!!!

Bds123.vn