Các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến nhất và cách giải quyết

13/11/2021

Bạn cần nắm rõ một mảnh đất như thế nào thuộc trường hợp tranh chấp đất đai. Chỉ khi nắm rõ những điều cần biết theo luật pháp hiện hành mới có thể đưa ra cách giải quyết chính xác. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay Bds123.vn sẽ chia sẻ các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến nhất và cách giải quyết theo đúng pháp luật. Mong rằng có thể cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích!

Mục lục

Khái niệm tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai ta có thể hiểu nôm na là mâu thuẫn, xung đột về mặt lợi ích, quyền sở hữu liên quan đến đất đai giữa các chủ thể.

Còn hiểu theo pháp luật thì tranh chấp đất đai được quy định cụ thể ở khoản 24 Điều 3 như sau: "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai". Trong đó, nó sẽ được xét trên phạm vi rộng gồm tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa 2 hay nhiều bên.

Theo pháp luật, tranh chấp đất đai là gì?

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp xác định ai là người có quyền sở hữu sử dụng đất.

Các hành vi được xem là tranh chấp gồm tranh chấp ranh giới, lấn chiếm,... Trên thị trường mua bán nhà đất, rất nhiều trường hợp che giấu thông tin về tranh chấp  để nhanh chóng bán đi tài sản. Khi đó những người không tìm hiểu kỹ mà mua trúng đất 

Các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến nhất

Những trường hợp nào được xem là tranh chấp đất đai? Sau đây hãy cùng bds123.vn điểm qua 3 trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến dưới đây.

1. Tranh chấp quyền sử dụng đất

Đây là trường hợp các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất để xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất. Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất xảy ra giữa người sử dụng đất liên quan đến ranh giới đất đai thường gặp nhất là 3 trường hợp sau đây:

  • Trường hợp tranh chấp khi phân chia quyền sử dụng đất khi ly hôn, quan hệ thừa kế.
  • Trường hợp tranh chấp gắn bó đất đai, tranh chấp đất đai giữa người địa phương và người đi xây dựng kinh tế mới.
  • Cũng có trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp địa giới hành chính.
Trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất

2. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Trong quá trình sử dụng đất cũng có thể phát sinh tranh chấp. Cụ thể trong trường hợp này, khi chủ thể có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thuê, tranh chấp về quyền sử dụng đất và các giao dịch dân sự khác về quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, tranh chấp này có thể xảy ra trong quá trình chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh.

3. Tranh chấp về mục đích sử dụng

Đây là một loại tranh chấp đất đai ít phổ biến hơn 2 trường hợp trên. Mối quan hệ giữa các tranh chấp này và việc xác định quyền sử dụng đất là gì.

Thông thường những tranh chấp này có lý do để giải quyết, vì trong quá trình giao đất cho các chủ sở hữu, nhà nước xác định việc sử dụng đất thông qua việc sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất. So với tình trạng khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất, tranh chấp do người sử dụng đất sử dụng đất sai mục đích.

Xem thêm: Những loại hình đất không được phép mua bán, sang nhượng

Trường hợp tranh chấp mục đích sử dụng đất

Cách giải quyết tranh chấp đất đai đúng pháp luật

Thông thường, các trường hợp tranh chấp đất đai sẽ tiến hành hòa giải ở UBND cấp xã. Nếu hòa giải không thành công, người tranh chấp đất có quyền gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đương sự gửi hồ sơ lên Tòa án nhân dân thì quá trình giải quyết sẽ tiến hành theo Luật Tố tụng dân sự. Còn đương sự gửi đến UBND thì sẽ được tiến hành xử lý khiếu nại theo hành chính và tố tụng hành chính.

Các mốc thời gian xử lý tranh chấp đất đai gồm: Nếu UBND cấp quận/huyện thì thủ tục không quá 45 ngày, UBND cấp tỉnh/thành phố thì không quá 60 ngày và đối với bộ tài nguyên và môi trường thì không quá 90 ngày.

Nếu các bên không đồng ý với phân xử của UBND, Tòa án nhân dân, đương sư có thể tiến hành khiếu nại lần 2. Thời gian khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phân xử lần đầu.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng pháp luật

Lời kết

Qua những gì chúng tôi chia sẻ về luật tranh chấp đất đai, quy trình xử lý, hy vọng đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Trước khi mua bán đất đai bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về pháp lý, tranh chấp để hạn chế được các rủi ro không đáng có.

Theo Bds123