Cập nhật quy trình mua bán đất chuẩn pháp lý mới nhất hiện nay

04/11/2021

Những thủ tục cũng như loại thuế phí liên quan đến giao dịch mua bán đất đai luôn là mối quan tâm của nhiều người. Là một người mua bán đất, vậy bạn đã cập nhật thông tin về quy trình pháp lý này chưa? Nếu chưa thì trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ về quy trình mua bán đất chuẩn pháp lý mới nhất hiện nay. Các bạn hãy cùng theo dõi tìm hiểu nhé!

Mục lục

Quy trình mua bán đất có sổ đỏ chuẩn pháp lý hiện nay

Sau đây là 5 bước quy trình mua bán sang nhượng quyền sử dụng đất (có sổ đỏ) chuẩn pháp lý:

1) Hợp đồng đặt cọc mua đất

Khi mua bán đất, người mua buộc phải đặt cọc một khoản tiền, thường từ 3-5% tổng giá trị của bất động sản. Hai bên sẽ thành lập hợp đồng đặt cọc trong đó thời gian đặt cọc từ 5-7 ngày, hoặc 30 ngày tùy vào thỏa thuận 2 bên.

Lưu ý, trước khi thành lập hợp đồng đặt cọc, bạn cận kiểm tra, xác thực thông tin đất tại văn phòng công chứng để kiểm tra thông tin quy hoạch, giao dịch, tranh chấp,... Để tránh việc mua phải những mảnh đất thuộc phải các trường hợp trên mà “tiền mất, tật mang”.

Kiểm tra thông tin đất trước khi tiến hành đặt cọc tiền mua đất

2) Đi công chứng tại phòng công chứng

Sau khi thỏa thuận và ký hợp đồng đặt cọc có hiệu lực, hai bên sẽ tiến hành thanh toán toàn bộ giá trị của đất. Sau khi thanh toán, hợp đồng mua bán đất bắt buộc phải được chứng thực tại văn phòng công chứng.

Cả hai bên cần phải chuẩn bị giấy tờ gồm: bản gốc Chứng minh nhân dân và 4 bản sao đã công chứng, bản gốc hộ khẩu thường trú và 4 bản photo công chứng, giấy đăng ký kết hôn và 4 bản sao có chứng thực nếu có, bản gốc sổ đỏ.

Việc công chứng hợp đồng mua bán đất tại văn phòng công chứng vô cùng quan trọng. Đây là cách hạn chế nhiều rủi ro về mặt pháp lý khi mua bán đất cho cả bên người mua và người bán.

Công chứng là bước bắt buộc trong tất cả giao dịch mua bán đất đai

3) Nộp tiền thuế giao dịch mua bán đất

Các loại phí và thuế khi giao dịch mua bán đất gồm: phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân(2% tổng giá trị hợp đồng), phí thẩm định hồ sơ(mức thu được tính bằng 0,15% giá trị, thường tối thiểu từ 100 nghìn đồng và tối đa không quá 5 triệu/hồ sơ) và phí đo đạc địa chính 500 đồng/m2. Các khoản thuế phí này được nhà nước quy định rõ ràng nên bạn cần thực hiện đầy đủ để có thể thuận lợi đăng ký sổ đỏ. Lưu ý, có một số trường hợp đặc biệt được miễn thuế khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Trước khi tham gia mua bán đất đai cần chuẩn bị các khoản tiền gì?

Tiến hành đóng thuế theo đúng quy định pháp luật

4) Đăng ký sang tên sổ đỏ

Để hoàn thành quá trình mua bán đất, người mua cần đăng ký sang tên sổ đỏ. Bạn cần lên chi cục thuế nơi quản lý đất đang được giao dịch để kê khai thuế thu nhập cá nhân.

Sau khi đóng các khoản theo luật định nhận biên lai, bạn quay lại cục thuế lấy giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Tiếp đến, toàn bộ hồ sơ được mang lên phòng địa chính cấp quận/huyện để làm thủ tục chuyển quyền/tên sở hữu.

5) Đăng bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ mới)

Quy trình làm sổ đỏ mới được căn cứ theo Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Sau khi bạn đã hoàn thành các nghĩa vụ đóng các khoản phí khi mua bán đất tại văn phòng có thẩm quyền, văn phòng địa chính cấp quận/huyện sẽ thẩm định hồ sơ và tiến hành đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu đất. Thời gian cấp lại khoảng 30-45 ngày kể từ lúc đăng ký thay đổi.

Hoàn tất thủ tục sang tên sổ đỏ và cấp sổ mới

Các quy trình mua bán đất có sổ đỏ chuẩn pháp lý hiện nay được dựa trên pháp luật hiện hành của nhà nước. Việc nắm rõ quy trình mua bán đất giúp bạn chủ động chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan và chi phí mua bán đất. Cùng với đó, trong quá trình mua bán đất đai, nếu bên bán không cung cấp được các giấy tờ hợp pháp đến đất, bạn có thể biết và ngừng giao dịch.

Có thể bạn quan tâm: Những rủi ro thường gặp khi mua bán đất đai mà bạn nên tránh

Tại sao không nên mua bán đất giấy tờ tay?

Hiện nay, một số giao dịch mua bán đất sử dụng giấy tờ viết tay thay vì theo quy trình thủ tục đúng pháp luật. Giá bán những mảnh đất này thường rẻ bởi vì có những vấn đề pháp lý như vướng quy hoạch, không đủ giấy tờ chuyển nhượng,...

Những mảnh đất với giá bán rẻ đánh vào tâm lý của nhiều người mua dễ thu hút tuy nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro tranh chấp. Bên cạnh đó, về mặt luật pháp khó được công nhận pháp lý, không sang tên sổ đỏ được.

Vì vậy, người mua cần nắm rõ quy trình cũng như thủ tục mua bán đất theo quy định của luật pháp để tránh rơi vào trường hợp tiền mất tật mang.

Tránh mua bán bất động sản không có giấy tờ đầy đủ để không vướng vào trnah chấp

Lời kết

BDS123.VN hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ hữu ích với các bạn sắp thực hiện mua bán, chuyển nhượng đất đai. Quy trình mua bán đất chuẩn pháp lý mới nhất sẽ giúp cuộc giao dịch diễn ra đúng theo luật pháp hiện hành. Chỉ khi làm đúng thủ tục theo pháp luật hiện hành, quyền lợi của bạn mới được nhà nước công nhận và bảo vệ. Việc nắm rõ quy trình sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro, lừa đảo khi mua bán đất. 

Theo Bds123