Thị trường bất động sản Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư mới

13/09/2022

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam chuẩn bị đón nhận làn sóng đầu tư mới. Cơ hội này đến từ tình hình kinh tế vĩ mô thế giới cũng như Việt Nam có nhiều biến động. Đặc biệt là trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang nới lỏng “room” tín dụng. Chính vì thế, các nhà đầu tư phải nắm bắt lợi thế này để đón đầu xu thế mang lại hiệu quả sinh lời cao nhất. Hãy cùng Bds123.vn phân tích và đưa ra những nhận định khách quan về thị trường BĐS nước nhà nửa cuối năm 2022.

Mục lục
Toàn cảnh thị trường bất động sản 2022
Bất Động Sản Bds123.vn - Mua Bán Nhà Đất & Cho Thuê Nhà Đất

Tình hình thị trường bất động sản Việt Nam nửa cuối 2022

1. Ảnh hưởng nền kinh tế vĩ mô

Tình hình kinh tế thế giới đang gặp bất thường với chiến tranh, giá nhiên liệu tăng, thiên tai, … Chính điều này đã mang đến những thách thức và rủi ro khó có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, Việt Nam là đất nước có nền tảng tốt cùng với quan hệ giao thương với nhiều nước. Đây sẽ là cơ hội để nền kinh tế nước nhà phục hồi và phát triển vượt bậc. Nhờ vào sự kiểm soát lạm phát khá tốt tạo tiền đề cho nhiều lĩnh phục phát triển bền vững và ổn định. Theo phân tích của PGS.TS. Trần Đình Tiến thì để tránh lạm phát cần phải cân đối dòng tiền và “tiếp máu” cho nền kinh tế. Trong đó, dòng tiền BĐS là một trong những kênh đầu tư mang lại nhiều động lực phát triển kinh tế nhanh nhất.

Thị trường bất động sản Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ nền kinh tế vĩ mô thế giới
Thị trường bất động sản Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ nền kinh tế vĩ mô thế giới

Mặt khác, Nhà nước đã và đang triển khai chương trình “Phục hồi và Phát triển”. Với định hướng phục hồi đi đôi phát triển sẽ đẩy mạnh tốc độ nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có những cải cách và thay đổi lớn trong cơ chế vận hành. Minh chứng tốt nhất là việc đẩy mạnh vốn đầu tư công nhằm tạo ra quỹ đại đô thị và giải phóng nguồn lực đất đai. Hơn nữa, nhiều Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành nới lỏng tín dụng vay vốn doanh nghiệp. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các chủ đầu tư có năng lực cân nhắc đến những dòng tiền ổn định hơn.

2. Nhu cầu đầu tư bất động sản tăng nhanh

Nền kinh tế cũng có tác động lớn đến nhu cầu đầu tư BĐS Việt Nam qua các chính sách. Trong đó, chính sách tiền tệ kiểm soát tín dụng khiến cho dòng tiền mua nhà của CĐT và khách hàng bị ảnh hưởng mạnh. Bên cạnh đó, pháp lý của các dự án mới không được phê duyệt dẫn đến sự trì trệ và khan hiếm nguồn cung. Do đó mà giá của các phân khúc bất động sản tăng nhanh. Theo số liệu thống kê được thì nguồn cung và lượng giao dịch tập trung nhiều vào các phân khúc đất nền và nhà ở. Trong tháng 6, nguồn cung thị trường đạt 22.700 sản phẩm và lượng giao dịch khoảng 11.500 sản phẩm.

Mặt khác, nguồn cung bất động sản công nghiệp đang gia tăng trở lại. Dự báo là sẽ mở rộng quy mô xấp xỉ 14.000ha ở khu vực miền Bắc và miền Nam. Hơn nữa, nhờ các chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng cùng Nghị định 35/2022/NĐ-CP tạo cơ hội cho các KCN phát triển. Theo như khảo sát cho thấy, nhu cầu thuê nhà xưởng, kho bãi ngành Logistics, e-commerce đang có dấu hiệu tăng mạnh (đạt 20%/năm). Bên cạnh đó, dòng vốn FDI liên tục cải thiện đã tạo tiền đề cho nhu cầu đầu tư tăng mạnh. Theo số liệu thống kê được thì hơn 76% các doanh nghiệp Châu u kỳ vọng tăng vốn đầu tư trong quý III/2022.

Thị trường BĐS công nghiệp có tiềm năng tăng giá dài hạn theo thời gian

Ngoài ra, khi nền kinh tế phục hồi và du lịch bùng nổ là cơ hội cho BĐS nghỉ dưỡng lên ngôi. Đây không chỉ là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn mà nó còn có giá trị tăng trưởng nhanh chóng trong tương lai. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc thì Phan Thiết sẽ là vùng đất mới có nhiều tiềm năng. Có thể kể đến là sự phát triển của hạ tầng giao thông nhằm tăng khả năng liên kết vùng. Trong đó: Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết rút ngắn thời gian di chuyển từ 4 giờ xuống còn 2 giờ; Sân bay Phan Thiết dự kiến hoàn thiện năm 2023.

Bất động sản nước nhà chờ đợi tháo gỡ các nút thắt

Trong nửa đầu năm 2022, nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản đang dần thu hẹp. Do đó, việc nới room tín dụng được kỳ vọng sẽ giúp thị trường này hồi phục - TS. Sử Ngọc Khương, giám đốc Savills cho biết. Việc kiểm soát tín dụng sẽ lọc ra những doanh nghiệp, dự án có dòng tiền tốt. Bên cạnh đó, hành động này còn giúp hạn chế vay tín dụng xấu, nợ xấu. Hơn nữa, điều chỉnh room tín dụng của ngân hàng còn giúp bơm nguồn vốn vào kinh tế hậu Covid-19. Qua đó thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và kinh doanh BĐS hồi phục nhanh chóng.

Tháo gỡ nút thắt thị trường bất động sản

Đặc biệt, thị trường BĐS Việt Nam đang trong thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ tăng bởi chi phí nguyên vật liệu tăng, nhưng tính thanh khoản lại giảm. Do đó, các nhà đầu tư cần phải thận trọng hơn. Nếu các nút thắt không được tháo gỡ sẽ dẫn đến tình trạng đóng băng các dự án BĐS. Hệ luỵ là sự phát triển thiếu đồng bộ, tệ hơn là thị trường chưa đưa hỗ trợ vốn kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng ách tắc bất động sản.

Chỉ thị số 13 của Nhà nước được ban hành như là một làn sóng tân sinh cho thị trường BĐS. Chỉ thị này đưa ra một vài quan điểm và giải pháp nhằm cải thiện tình trạng hiện nay:

- Rà soát lại các quy định của pháp luật đảm bảo liên thông trong thị trường. Bên cạnh đó là đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư tạo xung lực mới cho sự phát triển thị trường này.

- Phát triển hệ sinh thái BĐS an toàn và bền vững: nới lỏng room tín dụng, tăng cường kiểm tra và giám sát.

- Kết hợp các chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá một cách hiệu quả. Không điều hành chính sách “giật cục”, thay đổi đột ngột hình thức vay vốn tín dụng.

- Tăng cường xử lý nhanh các vướng mắc về pháp lý đầu tư bất động sản.

- Các đơn vị, bộ ngành có liên quan phải triển khai thực hiện đồng bộ chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế.

Những đơn vị có trách nhiệm thực hiện các giải pháp liên quan đến thị trường BĐS:

- Bộ Xây dựng.

- Bộ Tài chính.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bộ Công an.

- Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nghịch lý giá bất động sản tăng nhưng thanh khoản thấp đang xuất hiện trên thị trường. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tâm lý nhà đầu tư nhà đầu tư hoặc người mua lo ngại. Đặc biệt là nguồn vốn chưa được khơi thông sẽ khiến cho các dự án nhà ở nói riêng và thị trường BĐS nói chung rơi vào bế tắc. Một khi dòng tiền được khơi thông chắc chắn sẽ giúp thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh chóng.

Xem thêmThị trường bất động sản nửa cuối năm 2022 có xu hướng giảm 30%