Thiếu hụt nguồn cung - thị trường mua bán nhà riêng "tuột dốc" nghiêm trọng

28/10/2022

Thời gian trở lại đây, thị trường mua bán nhà riêng liên tục thiết lập giá bán mới. Người dân có nhu cầu sở hữu nhà ở gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt là phân khúc nhà ở giá bình dân. Tình trạng lệch pha “cung - cầu” sẽ dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung cho thị trường nhà ở. Chính điều này đã khiến cho nhiều người trở nên lo ngại bất động sản không còn là kênh “tích sản”. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến cho thị trường thiếu hụt nguồn cung nhà ở? Tình hình này kéo dài có khiến cho thị trường BĐS xấu đi hay khởi sắc? Trong bài viết này, Bds123.vn sẽ phân tích và đánh giá tình trạng thị trường mua bán nhà ở trong những tháng cuối năm.

Mục lục

Tình hình mua bán nhà riêng thị trường Việt Nam hiện nay

Thị trường bất động sản năm nay đều có những diễn biến tiêu cực lẫn tích cực. Thậm chí vấn đề khan hiếm nguồn cung được cải thiện thì vẫn gặp phải rào cản về nguồn vốn. Đối với thị trường mua bán nhà riêng thì giá bán có xu hướng tăng nhưng nguồn cung chỉ đến từ phân khúc cao cấp và hạng sang. Một số khảo sát gần đây cho thấy giá bán nhà tăng nhanh hơn so với thu nhập của người dân. Điển hình nhất, ở những khu vực trung tâm thành phố không còn tồn tại những căn nhà có giá dưới 1 tỷ đồng.

Thực trạng tình hình nhà ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng tình hình nhà ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa có sự cân bằng trở lại giữa các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc mua bán. Theo số liệu thống kê được:

- Giá bán phân khúc nhà ở tại Hà Nội đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Các quận trung tâm tăng từ 30 - 40 triệu/m² cho đến 45 - 60 triệu/m². Một số khu vực khác thậm chí giá bán nhà tăng từ 2 đến 2,5 lần.

- Tại thị trường TPHCM, giá bán nhà ở cũng tăng đạt mức 8% so với cùng kỳ 2021. Đặc biệt, phân khúc căn hộ thương mại có giá từ 2 tỷ đồng trở xuống đã không còn trên thị trường. Một số phân khúc nhà ở hạng A đã vượt ngưỡng 100 triệu/m². Trong đó, nổi bật nhất có lẽ là phân khúc biệt thự, nhà phố liền kề đã thiết lập mức giá bán đạt ngưỡng 700 tỷ/căn.

- Mặt khác, giá bán nhà ở sơ cấp ở khu vực TPHCM dự đoán sẽ tăng 1 - 7%. Trong đó, phân khúc trung cấp tăng mạnh nhất với 7% vì nhu cầu cao, nhưng nguồn cung lại không đáp ứng đủ.

Mặc dù giá bán tăng cao nhưng nguồn cung lại không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của người dân. Cụ thể là:

- Nguồn cung phân khúc nhà ở thương mại dự đoán là 120.000 căn với 119 dự án và chủ yếu là phân khúc hạng B chiếm 48% (năm 2024). Trong đó, thành phố Thủ Đức là khu vực dẫn đầu xu thế với 44% nguồn cung.

- Nguồn cung nhà biệt thự liền kề dự kiến sẽ đạt 9.600 căn/nền. Trong đó, Thủ Đức vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 32%, Bình Chánh 24% và Bình Tân là 11%.

Khan hiếm nguồn cung là nguyên nhân chính khiến giá bán nhà riêng tăng cao trong 5 năm vừa qua. Kết hợp với việc quỹ đất ngày càng khan hiếm khiến nhiều người phải chuyển đổi sang khu vực vùng ven có tiềm năng về hạ tầng giao thông và giá cả hợp lý hơn. Theo các chuyên gia đánh giá thì Bình Dương và Đồng Nai là hai thị trường nhà ở tiềm năng được nhiều người hướng tới. Ngoài ra, thị trường nhà riêng được đánh giá là có nhiều triển vọng phục hồi nhờ vào:

- Nguồn cầu tăng nhanh bởi thị trường đang phục hồi và phát triển mạnh.

- Lãi suất vay mua nhà thấp hơn ảnh hưởng tới quyết định mua của người dân.

- Nguồn cung phục hồi nhanh chóng nhờ vào việc nới lỏng pháp lý.

Thiếu hụt nguồn cung nhà riêng do lệch pha

Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là thị trường đang thiếu nguồn hàng. Nguồn cung các dự án đang bị vướng mắc các thủ tục pháp lý mà không thể ra hàng. Việc thiếu quy hoạch tổng thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án. Nhiều bộ luật chưa được rõ ràng gây cản trở trong quá trình phê duyệt. Cuối cùng là tình trạng khan hiếm quỹ đất trung tâm thành phố. Tất cả điều này có thể khiến thị trường có nguy cơ xuất hiện tình trạng “bong bóng”.

Nguy cơ xuất hiện tình trạng "bong bóng nhà riêng" do lệch pha cung cầu
Nguy cơ xuất hiện tình trạng "bong bóng nhà riêng" do lệch pha cung cầu

Tình trạng lệch pha “cung - cầu” là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sốt giá”. Đi kèm với đó là áp lực tăng giá đất, nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư, nhân công, … đều tạo áp lực tăng giá. Hơn nữa, từ đầu năm cho đến nay thị trường còn chịu nhiều tác động do lạm phát khiến cho dòng tiền chậm lại. Điều này đã làm cho tính thanh khoản giảm rõ rệt. Do đó mà các chính sách siết tín dụng và hạn chế nguồn cung khiến giá nhà tăng lên vượt quá thu nhập của người dân. Với phân khúc nhà ở thì dòng tiền chỉ tập trung vào các hạng mục BĐS đầu cơ. Ngược lại, nhà riêng hoặc nhà ở xã hội không được chú trọng trong khi nhu cầu ở thực rất cao.

Tuy nhiên, thị trường nhà riêng đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Các nhà đầu tư đang có xu hướng tái cơ cấu lại các khoản đầu tư. Thay vì chờ đợi thị trường BĐS phục hồi, họ sẽ tập trung vào các phân khúc có tính thanh khoản cao. Thêm vào đó, các vướng mắc pháp lý sẽ sớm được giải quyết để bổ sung nguồn cung cho thị trường. Có thể nói đây là thời gian dòng tiền chờ đợi cơ hội đầu tư an toàn. Rất khó để kết luận thị trường sẽ xấu đi hay khởi sắc. Điều này đều tùy thuộc vào những hành động tiếp theo của Chính phủ. Nhằm hướng tới thị trường BĐS phát triển lành mạnh và bền vững.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến thị trường bất động sản nhà riêng Việt Nam trong thời gian gần đây. Mong rằng với những kiến thức hữu ích mà Bds123.vn đã tổng hợp được sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.