Đất ven Hà Nội hết sốt, người vay tiền đầu tư ngậm trái đắng

25/11/2022

Trong giai đoạn cuối năm, thị trường mua bán đất giá rẻ tại các tỉnh thành đều có xu hướng hạ nhiệt. Và đất giá rẻ ven Hà Nội cũng vậy, cũng trở nên hết sốt. Điều này khiến cho người vay tiền đầu tư ngậm trái đắng khi lãi suất ngày một tăng cao.

Mục lục

Thị trường bất động sản, đất ven Hà Nội hết sốt

Như đã phân tích ở các bài viết trước, việc tín dụng bất động sản bị siết chặt và lãi suất ngày một tăng cao đã tạo ra nhiều khó khăn cho nhà đầu tư muốn tiếp cận nguồn vốn tốt. Bên cạnh đó, mức giá nhà, đất của Hà Nội cũng đang quá cao, thậm chí tại một số khu vực ven Thủ đô còn được xem là có “giá ảo” không đúng với thực tế. Điều này cũng góp phần làm cho tính thanh khoản của nhà đất ngoại thành giảm sâu.

Thị trường mua bán đất Hà Nội đóng băng diện rộng
Thị trường mua bán đất Hà Nội đóng băng diện rộng

Hiện không chỉ riêng Hà Nội mà các thị trường lớn khác như đất TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng cũng đang dần trở trên ảm đạm, không có nhiều nhà đầu tư quan tâm. Riêng khu vực Hà Nội tính đến tháng 11/2022 thì độ quan tâm bất động sản đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể mức giảm độ quan tâm 3% không quá lớn nhưng nếu để ý thì số lượng giao dịch thực tế diễn ra đang là cực thấp. Phản ánh thực trạng nhà đầu tư chỉ đang quan sát thị trường và chờ thời cơ. Điều này đã tác động, làm hạ nhiệt độ các cơn sốt đất ở Hà Nội và vùng phụ cận, không còn xuất hiện các hoạt động đầu cơ ồ ạt như trước.

Đất hết sốt, người vay mua đất Hà Nội ngậm trái đắng

Hiện tại, việc sử dụng đòn bẩy để đầu tư mua đất tại Hà Nội đã trở nên rất khó khăn vì room tín dụng không có nhiều. Đồng thời, mức lãi suất quá cao cũng khiến nhà đầu tư phải đau đầu suy nghĩ tính toán trước khi quyết định. Nên không có nhiều người mới tham gia thị trường, việc này đã tạo ra áp lực cho các nhà đầu tư cũ muốn thoát hàng. Nhất là những người vay tiền ngân hàng mua đất trước đó.

Ôm nợ vì trót vay mua đất

Trong giai đoạn thị trường đất ven TP. Hà Nội nóng sốt, đã có không ít người vay tiền để đầu tư. Đến nay khi kinh tế suy thoái, lãi suất thả trôi tăng cao dẫn đến nguy cơ “vỡ nợ” cho những ai đã trót vay mua đất. Những nhà đầu tư đang ôm nợ bị rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” không biết phải nên làm gì để nhanh chóng bán được đất. Vì lúc này tính thanh khoản đột ngột giảm sâu, khó để tìm được khách mua. Còn nếu giảm giá bán thì thua lỗ quá nhiều, không đành lòng.

Theo anh B. 36 tuổi, người đầu tư mua 3 lô đất trong giai đoạn quý 2 năm 2021 chia sẻ như sau: “Do có một chút tiền vốn sau nhiều năm đi làm tích góp, 2 vợ chồng quyết định đi ra các vùng ven để tìm mua đất, quăng đấy để đầu tư. Sau vài lần đi xem đất mình quyết định chốt 3 lô, 1 ở Hoài Đức, 1 ở Đan Phượng và 1 ở Thường Tín. Do thu nhập của mình và vợ cũng khá nên đã chọn vay tiền ngân hàng để đầu tư, nghĩ rằng sau 2, 3 năm nữa bán đi chắc chắn sẽ lời to. Nhưng không ngờ đến nay thị trường lại đóng băng, lãi suất ngân hàng cao, mỗi lần đáo hạn với mình rất là áp lực. Nên giờ 2 vợ chồng đã quyết định bán gấp 2 lô ở Đan Phượng và Thường Tín để giảm bớt gánh nặng tài chính. Tuy lỗ một chút nhưng mà còn đỡ hơn là gồng trãi lãi hàng tháng rất nhức đầu.”

Nguy cơ vỡ nợ cực cao với người vay mua đất Hà Nội
Nguy cơ vỡ nợ cực cao với người vay mua đất Hà Nội

Bị khách mua đất “ép giá”

Tiếp tục với câu chuyện của anh B. ở trên: “Mình quyết định bán tháo bớt đất đai, tài sản nhưng mà bán cho ai, giá cả như thế nào lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi đăng rao bán đất trên các website bất động sản Bds123.vn, Nhà tốt… mình cũng được nhiều người khác liên hệ. Tuy nhiên đa số mọi người đều trả giá xuống rất thấp, khiến mình chán không muốn bán luôn. Bên cạnh đó, có người còn trả 3, 4 lần, ban đầu đã chốt giá xong xuôi. Nhưng vài ngày sau khi biết được mình đang nợ tiền ngân hàng thì họ lại trả thấp xuống nữa mới chốt. Mình vì danh dự và thấy không uy tín nên từ chối họ một cách thẳng thừng luôn.”

Thực trạng thị trường đang là như vậy, người bán kiếm được người mua đã khó. Nhưng khi có khách mua thì lại bị ép giá liên tục. Do đa phần người tham gia vào thị trường lúc này đều là nhà đầu tư “lọc lõi”, có kinh nghiệm lâu năm nên rất kỹ lưỡng và cẩn thận. Dù biết quy luật “Thuận mua vừa bán” và việc thăm dò giá là không sai nhưng mà chốt nhiều lần thì thực sự là không ổn chút nào. Nếu là người bán thì dù có lỗ họ cũng quyết định không bán nữa giống như trường hợp anh của anh B. Có thể thấy sự “khốc liệt” của thị trường lúc này mang đến nhiều khó khăn cho cả nhà đầu tư cũ và mới. Không chỉ riêng anh B. mà còn có cơ cố NĐT khác hối hận vì quá vội vàng khi vay tiền để lao vào thị trường. Câu chuyện của anh trở thành một ví dụ, bài học đắt giá cho những nhà đầu tư tay ngang.