TP. HCM: Tiếp tục nóng vấn đề thu thuế bất động sản thứ hai

16/12/2022

Giai đoạn cuối năm, cứ ngỡ thị trường nhà đất TPHCM sẽ tiếp tục “êm ả” đóng băng. Nhưng không, thông tin TPHCM đề xuất thí điểm thu thuế bất động sản thứ hai trở đi đã nhanh chóng làm cả khu vực "đứng ngồi không yên". Vì vấn đề nóng này khiến nhiều nhà đầu tư, chuyên gia lo ngại sẽ tạo thêm ảnh hưởng xấu đến thị trường vốn đã đang suy thoái hiện tại.

Mục lục

TPHCM đề xuất thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2

Theo thông tin cập nhật mới nhất, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa trình đề xuất Chính phủ xây dựng Nghị quyết về cơ chế thí điểm tạo động lực phát triển thành phố. Đáng chú ý trong tờ trình đề xuất có nhắc đến vấn đề thí điểm thu thuế từ bất động sản thứ 2 trở đi. Mục đích của thí điểm lần này là hạn chế các hoạt động đầu cơ, đẩy giá và để hoang nhà đất hiện nay. Ngoài ra, UBND thành phố cũng mong rằng có thể dựa vào lần thử nghiệm này để làm cơ sở phát triển chính sách chung về sau. Từ đó tạo được nguồn thu nhập đều đặn, tăng ổn định cho ngành bđs địa phương đến ngân sách. Cụ thể, thí điểm thu thuế bất động sản thứ hai sẽ chủ động thu tiền thuế các chủ sở hữu có từ hai quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất. Nếu được Chính phủ thông qua đề xuất, TP. HCM sẽ đưa ra đề án cụ thể đến các cơ quan ban ngành.

Đề xuất thu thuế bds TPHCM 2022
Đề xuất thu thuế bds thứ 2 trở đi tại TPHCM 2022

Ngược về quá khứ cách đây 5 năm, Chính phủ cũng đã từ đề xuất thí điểm thu thuế tài sản bất động sản thứ 2 trở đi tại TP. HCM. Nhưng do nhiều vấn đề bất cập, khó khăn trong triển khai nên chưa thực hiện, không được thông qua vì nhiều người cho rằng vẫn còn quá sớm. Đến hiện tại, trong lúc thị trường bất động sản cả nước nói chung và TP. HCM nói riêng đang gặp khủng hoảng. Việc đề xuất thu thuế xuất hiện ngay lập tức tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng đây là thời điểm “chín muồi” để thí điểm vì rất dễ để phát hiện và đánh thuế các BĐS để trống. Từ đó tạo được nguồn thu tốt cho ngân sách và đưa giá trị nhà đất về đúng thực tế. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít người nêu quan điểm rằng việc làm này sẽ làm cho tình hình thị trường tệ hơn. Gây ra thêm nhiều vấn đề khác khó giải quyết.

Lo ngại ảnh hưởng xấu đến thị trường nhà đất TPHCM

Như đã nói ở trên, ngoài những lợi ích có thể đạt được thì nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại việc thu thuế BĐS thứ 2 sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường nhà đất khu vực. Đầu tiên, họ lo lắng rằng giá bán đất TP. HCM sau này sẽ không ngừng tăng theo giá trị tiền thuế. Tức người bán có thể sẽ cộng luôn khoản tiền thuế vào giá bán nhà đất. Điều này tương tự như ở nước Anh, dù đánh thuế rất cao nhưng đây lại là một trong những nước có tốc độ tăng giá bất động sản nhanh nhất.

Tiếp theo, các chuyên gia BĐS cũng cho rằng việc đánh thuế sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư bất động sản của mọi người. Cụ thể, nguồn cầu đầu tư “lướt sóng” sẽ bị ảnh hưởng do mọi người sợ nếu khó thanh khoản thì sẽ phải đóng thuế. Đồng thời, sức hút của bất động sản trong nước với vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ bị giảm đi không ít. Gây thất thu cho ngân sách thay vì tăng như mong muốn ban đầu.

Giá đất TPHCM sẽ lại một lần nữa tăng cao?

Cuối cùng, đa số mọi người cũng cho rằng còn quá nhiều điều cần phải làm rõ trước khi thực hiện thí điểm. Ví dụ như 2 bất động sản có diện tích, mức giá chênh lệch nhau thì sẽ đánh thuế như thế nào cho công bằng. Bên cạnh đó, nếu không phân loại được đâu là bđs mang tính chất đầu cơ và bđs đang được sử dụng kinh doanh. Nhưng lại đánh thuế kiểu máy móc sẽ tạo ra trường hợp bđs sử dụng kinh doanh phải chịu hai loại thuế là thuế thu nhập và thuế nhà đất thứ 2 rất bất hợp lý. Nếu không đưa ra được phương án dựa trên căn cứ pháp luật rõ ràng để xác định được cần phải đánh thuế bất động sản nào. Chắc chắn sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức tìm khe hở để lách luật cũng như xuất hiện nhiều trường hợp phải đóng thuế quá nhiều.

Hướng giải quyết của chuyên gia

Theo Ông Võ Hồng Thắng - Phó GĐ DKRA cho rằng, nên tham khảo các nước tiên tiến đã áp dụng thành công để đưa ra được mức thuế hợp lý cho từng trường hợp. Bên cạnh đó, TPHCM cũng cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý được đâu là đối tượng cần phải thu thuế để tránh trốn thuế.

Còn Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoRea xem việc thí điểm thu thuế là cần thiết. Nhưng cần phải kết hợp nhiều phương pháp định tính dựa trên số lượng BĐS sở hữu, diện tích và giá trị để đưa ra mức thuế chính xác. Có thể đưa ra mức giá trị tối thiểu không bị đánh thuế cho nhà đất để bỏ qua các bđs giá trị thấp của người dân. Tương tự nhà đất diện tích quá nhỏ cũng không cần phải đánh thuế, tạo thêm áp lực cho người sở hữu làm gì.

Nhận định của Bất động sản Bds123.vn về đề xuất thí điểm lần này đó là nếu thực hiện thì cần phải đặc biệt lưu ý bài toán công bằng xã hội. Tức thu thuế như thế nào để mọi người ai ai cũng đều hài lòng, nhà to thì thuế phải to, nhà nhỏ thì thuế nhỏ hoặc không có. Ngoài ra, có thể xây dựng thêm cơ chế đánh thuế theo lũy tiến số bất động sản sở hữu. Tức sẽ tăng dần số tiền thuế phải đóng theo số tài sản sở hữu (ví dụ 3% căn nhà thứ 2, 7% cho căn nhà thứ 3, 15% cho căn thứ 4…). Có như vậy thì mới giúp cho thị trường trở nên minh bạch, hạn chế được hành vi đầu cơ. Bên cạnh đó, cũng không nên làm quá “triệt để” vì có thể sẽ gây ra sự kìm hãm vô hình đến với thị trường TPHCM, lượng cầu và nguồn vốn sẽ chạy đi nơi khác.

Lời kết

Qua bài viết trên, ta có thể thấy vấn đề thu thuế bất động sản thứ hai tại TPHCM được rất nhiều người dân, chuyên gia kinh tế, bất động sản quan tâm. Đây là một vấn đề vô cùng nóng, mỗi lần được đưa ra đều gây xôn xao không nhỏ. Mong rằng những gì bds123.vn chia sẻ ở trên đã giúp bạn nắm bắt được phần nào thông tin nóng sốt này. Từ đó có nhận định của riêng mình, đưa ra được hướng đi đầu tư, mua bán nhà đất đúng đắn, phù hợp.