6 chiêu lừa đảo bán đất tinh vi nhất hiện nay mà bạn nên tránh

Được đăng bởi Trần Lê Anh
Thứ sáu, 09:59 15/10/2021

Với giá trị lớn có thể lên đến hàng trăm hay thậm chí là cả tỷ đồng. Giao dịch mua bán đất đai là việc hệ trọng mà bạn cần hết sức cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi quyết định.

Hiện nay trên thị trường, rất nhiều đối tượng đã lợi dụng nhưng sơ hở và sự thiếu hiểu biết để lừa đảo bán đất. Để tránh rơi vào các bẫy giao dịch bất động sản. Dưới đây là những tổng kết về chiêu thức lừa đảo tinh vi khi mua bán đất. Hãy tìm hiểu và cập nhật ngay bạn nhé!

6 chiêu lừa đảo bán đất tinh vi nhất hiện nay

Các chiêu thức lừa đảo bán đất ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Thậm chí, với những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhà đất đôi khi cũng có thể mắc phải các bẫy do kẻ lừa đảo dàn dựng. Vậy thì, để mỗi lựa chọn mua bán đất an toàn và hiệu quả. Hãy bắt đầu tìm hiểu ngay từ những chiêu thức được phát hiện và tư vấn bởi các chuyên gia từ BDS123.VN nhé.

1) Một miếng đất nhưng giới thiệu nhiều khách mua

Việc đối tượng bán đất rao bán một sản phẩm cho nhiều khách hàng là hình thức lừa đảo không mới nhưng chúng vẫn được áp dụng và trên thực tế đã “câu” được không ít khách hàng.

Đặc trưng lớn nhất của hình thức lừa đảo này đó chính là chúng đưa ra các lời mời chào hấp dẫn như giá mua bán đất cực rẻ, bán gấp vì nhiều lý do khách quan, cùng với đó là các giấy tờ giấy tờ nhà đất xác thực, tưởng chừng rất rõ ràng,… Lợi dụng tâm lý kém hiểu biết và “ham rẻ” để dẫn người mua rơi vào bẫy. Sau khi tiếp cận và lấy được lòng tin, kẻ lừa đảo sẽ lấy nhiều lý do và yêu cầu người mua cọc tiền hoặc chồng một phần tiền mà chỉ đưa ra các cam kết chỉ bằng giấy tay. Cùng hình thức đó, kẻ lừa đảo áp dụng lên nhiều người và tiếp tục đánh vào tâm lý mua hàng non nớt, nhẹ dạ, cả tin,…Khi đã kiếm được một số tiền lớn, chúng sẽ cao chạy xa bay.

Mời chào đất giá rẻ để thu hút được nhiều con mồi

Hình thức lừa đảo bán đất này rất khó phát hiện. Bởi thực tế người mua không thể biết mảnh đất mà mình đang có ý định mua rốt cuộc đã có bao nhiêu người cùng hướng đến. Tuy nhiên, bạn có thể đảm bảo sự an toàn, chắc chắn với giao dịch của mình bằng cách tuyệt đối không đưa tiền cọc hay chuyển khoản tiền khi chưa nắm vững các giấy tờ về nhà đất hợp pháp. Đặc biệt, nói không với các giao dịch, cam kết viết tay không qua công chứng do chúng không có giá trị về mặt pháp luật.

2) Lừa bán đất nông nghiệp, hứa hẹn lên đất thổ cư

Khái niệm đất nông nghiệp và đất thổ cư rất khác biệt. Các chính sách của nhà nước về việc chuyển đổi từ đất trồng lên đất thổ cư cũng không hề đơn giản. Vậy nhưng, trên thực tế vẫn có không ít người rơi vào bẫy khi "cò bất lương" định hướng và lừa đảo khách hàng mua phải đất trồng cây, đất lúa giá cao. Tất nhiên là hoàn toàn không thể chuyển thành đất thổ cư như những gì người bán hứa hẹn.

Đặc biệt, tình trạng này diễn ra rất phổ biến tại các dự án đất nền vốn đang còn gặp nhiều vướng mắc về pháp lý. Rất nhiều chủ đầu tư khi mở bán các dự án đất nền đều hứa hẹn sẽ công chứng sang tên, chuyển đổi đất lên đất thổ cư. Nhưng sau thời gian dài, khi người mua đã thanh toán gần xong giá trị lô đất thì cam kết này vẫn chưa thực hiện hoặc không thể thực hiện.

Hàng loạt dự án ma từ đất nông nghiệp mọc lên để lừa đảo

Lừa đảo bán đất với phương pháp này rất tinh vi. Cò đất hay những kẻ bán đất bất minh thường lợi dụng tâm lý của người mua kém hiểu biết về mảnh đất. Sau đó vẽ ra nhiều viễn cảnh, nhiều dự án ma và những cam kết vô thực. Hậu quả, nếu người mua không tỉnh táo, bạn có thể sẽ mất trắng tiền trong khi đó hoàn toàn k sở hữu được mảnh đất thổ cư, có thể xây dựng nhà ở do chúng không hợp pháp.

Xem tin bán đất nền hiện có tại BDS123: https://bds123.vn/ban-dat-nen-du-an.html

3) Sử dụng giấy tờ giả để lừa đảo bán đất

Các hành vi sử dụng giấy tờ đất giả để lừa đảo không còn quá xa lạ trong giới bất động sản. Mặc dù vậy, chúng ngày càng được thực hiện rất tinh vi, lừa đảo có hệ thống giấy tờ giả. Vì vậy, vẫn có rất nhiều người mắc vào tấm lưới giăng này. Có 2 hình thức lừa đảo mua bán nhà đất lừa đảo được tiến hành theo phương thức này nhằm vào cả người bán và người mua:

- Đối với người bán, kẻ lừa đảo sẽ trong vai trò người mua và cần xem sổ, lấy thông tin xác thực của lô đất. Tiếp theo đó, chúng nhân cơ hội người bán đất không để ý để tráo giấy tờ.

- Đối với người mua, kẻ lừa đảo lúc này sẽ đóng vai người bán. Đồng thời chúng làm nhiều bộ hồ sơ, giấy tờ giả để bán cho nhiều người cùng lúc. Cho tới khi người mua là khách hàng chồng đủ tiền, lừa đảo đã ẵm trọn số tiền thì chúng sẽ “cao chạy xa bay”.

Như vậy, cách thức lừa đảo này thực sự khó lường. Đối tượng lừa đảo rất nhanh chóng và gần như không để lại dấu vết. Chúng cũng khiến cho công tác tìm kiếm và truy vết lừa đảo gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bạn hãy cẩn trọng trong giao dịch mua bán đất đai nhé!

Chiêu lừa đảo bán đất phổ biến và tinh vi nhất

4) Lừa bán đất thuộc quy hoạch nhà nước

Những mảnh đất đang thuộc diện quy hoạch của nhà nước chắc chắn sẽ không thể thực hiện giao dịch mua bán. Đó là điều mà bạn cần hiểu rõ khi mua bán bất động sản.

Rất nhiều đối tượng cò bất lương đã lợi dụng tâm lý khách hàng chưa nắm vững thông tin về khu đất. Từ đó, bỏ qua thông tin quan trọng này hoặc cố tình che giấy, làm mờ thông tin để lừa bạn mua phải các mảnh đất này. Chúng có thể đánh tráo khái niệm về đất nằm trong diện quy hoạch hoặc sửa chữa từ đất sở hữu có thời hạn sang đất sở hữu lâu dài. Từ đó mời chào khách mua với mức giá rẻ hơn mặt bằng chung từ 10% - 15% hoặc thậm chí 30%. Người mua đất nếu không nắm vững thông tin sẽ rất dễ tham gia mua đất và chuyển tiền nhanh chóng. Khi giao dịch thành công, dù mảnh đất có thể sang tên bạn nhưng bạn hoàn toàn không có quyền sử dụng.

Cần kiểm tra xem đất có dính quy hoạch hay không để tránh mua nhầm

5) Lừa đảo bán đất thông qua việc lập vi bằng

Cách thức lừa đảo mua bán nhà đất qua hợp đồng vi bằng rất hay xảy ra tại khu vực các quận, huyện vùng ven thành phố. Lợi dụng sự hiểu sai của người mua đất về hình thức, quy cách lập vi bằng, các đối tượng bán đất cho người mua là các mảnh đất phân lô trái phép, đất không đủ pháp lý,… Điều đặc biệt là những hoạt động mua bán này đều chỉ được thực hiện bằng giấy tay với cam kết tưởng chừng rất chắc chắn rằng sẽ có vi bằng do cơ quan thừa phát lại cấp. Nếu khách hàng tin tưởng và chấp nhận giao dịch là bạn đã lọt bẫy lừa đảo.

Về bản chất, người mua cần nắm rõ rằng vi bằng hoàn toàn không có giá trị như hợp đồng hay giao dịch. Vi bằng là văn bản do cơ quan thừa phát lại lập và chúng chỉ có vai trò giúp ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong các phiên xét xử và các mối quan hệ pháp lý khác. Vi bằng hoàn toàn không đại diện pháp lý cho việc mua bán nhà đất.

Như vậy, khi thực hiện lập vi bằng thực chất chỉ đơn giản là xác thực các giao dịch xảy ra. Chúng không quy định hay có giá trị pháp lý để phân xử giữa việc người mua trả tiền hay người nhận tiền đã bán đất hay chưa? Nói theo cách khác, vi bằng hoàn toàn không xác thực tính đúng đắn của giao dịch mua bán đất. Thậm chí, với các trường hợp đất trong diện quy hoạch hay đất “dính” tranh chấp thì việc lập vi bằng trên không còn giá trị.

Cảnh giác trước chiêu lừa đảo bằng cách lập vi bằng

6) Lừa bán đất đang kê khai tài sản, thi hành án

Lừa đảo bán đất với các sản phẩm trong diện thi hành án rất khó để giải quyết. Tuy nhiên chúng lại thường xảy ra bởi lúc này người bán nhanh chóng muốn “tống” đi các tài sản về bất động sản đang chờ tòa tuyên án và thi hành án. Các giao dịch mua bán đất này thậm chí dù đã được công chứng sang tên nhưng nếu vẫn thuộc tài sản kê khai thi hành án thì theo điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự quy định:

“Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại BDS123 trích Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.”

Do đó, nếu người bán không còn tài sản khác và không đủ tài sản để thực hiện thi hành án thì căn nhà mà người mua vừa được sở hữu sẽ vẫn thuộc diện bị tịch thu, kê biên. Trong trường hợp người mua muốn khởi kiện bạn vẫn có khả năng lấy được lại công bằng. Tuy nhiên, đây quả thực là vấn đề rất rắc rối và tốn kém về chi phí để thuê luật sư giải quyết theo đúng trình tự pháp luật.

Nhà đất bị kê biên không phù hợp để giao dịch

Làm gì để tránh bị lừa đảo khi mua đất

Các bẫy lừa đảo bán đất vẫn luôn “nhan nhản” và giăng sẵn lưới để chờ bắt những “con mồi” . Vì vậy, để các giao dịch mua bán đất không rơi vào nguy hiểm, rủi ro. Bạn nên áp dụng theo những lời khuyên sau:

Có thể bạn quan tâm: Thuận lợi giao dịch đất đai chỉ với 5 bước đơn giản sau

Kiểm tra kỹ lưỡng tất cả thông tin miếng đất

Điều quan trọng nhất khi thực hiện các giao dịch mua bán đất là bạn cần nắm vững đầy đủ các thông tin mà mảnh đất hay khối bất động sản mà mình đang muốn sở hữu. Các yếu tố như: chủ sở hữu, vị trí chính xác, đất có nằm trong diện thu hồi hay quy hoạch không? đất có bị cầm cố hay thuộc diện kê khai chờ thi hành án không? tình trạng thực tế nhà đất như thế nào?,… Đây đều là những thông tin cần được kiểm chứng rõ ràng và mạch lạc.

Trước mỗi giao dịch mua bán đất, hãy xem xét kỹ càng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Cùng với đó, các hoạt động như thực hiện hợp đồng mua bán bất động sản nhất thiết cần phải được công chứng, chứng thực, đóng thuế nhà đất đầy đủ. Cần hiểu rõ rằng, khi ký hợp đồng mua bán nhà đất bạn vẫn chưa chắc chắn về quyền lợi mà chỉ khi nào kết thúc bước nộp thuế trước bạ xong thì Nhà nước mới công nhận giao dịch. Nói theo cách khác, sau bước nộp thuế thì giao dịch mua bán nhà đất mới chính thức hoàn thành.

Ngoài ra, các thông tin về mảnh đất cũng như người bán cũng cần được xác định rõ ràng. Các giấy tờ như số CMND/CCCD cần trùng khớp với sổ hổ khẩu. Tuyệt đối không tin vào hình ảnh gửi chat gửi qua tin nhắn mà cần trực tiếp đối chứng. Đặc biệt, với các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cần có đầy đủ dấu đỏ của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin lô đất và tuyệt đối không ham rẻ để tránh mắc bẫy lừa đảo

Nhờ bên môi giới tìm hiểu thông tin

Lừa đảo bán đất rất tinh vi và chúng có nhiều thủ đoạn để người mua sập bẫy. Vậy thì, để tránh tình trạng này, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch mua bán đất, hãy tìm đến các đơn vị môi giới để được hỗ trợ tốt nhất.

Tất nhiên, bằng việc nhờ tới sự hỗ trợ của bên thứ 3, người mua đất sẽ phải tốn một khoản chi phí. Tuy nhiên, với đội ngũ các chuyên viên môi giới làm việc chuyên nghiệp và khách quan. Bạn sẽ được đảm bảo, hoàn toàn an tâm bởi họ sẽ xác minh đầy đủ các thông tin cho một giao dịch đất an toàn. Thêm vào đó, các đơn vị môi giới đôi khi cũng sẽ đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích, gợi ý về quy trình ký kết hợp đồng để bạn có được giao dịch tốt nhất.

Tỉnh táo, không ham rẻ

Phần lớn nhưng sơ hở khi tham gia giao dịch đều đến từ sự thiếu hiểu biết về trình tự mua bán nhà đất và ham rẻ. Các đối tượng lừa đảo sẽ dựa vào điều này để dụ dỗ và dẫn bạn lọt hố với những lời mời chào ngọt ngào như: giá đất giảm sốc do chủ cần bán gấp đi làm ăn, đất chính chủ giảm 5-10% khi thanh toán nhanh gọn trong tháng… Do đó, người mua đất hãy cảnh giác trước những lời mời chào này. Nếu bạn là người không có nhiều kinh nghiệm, hãy tìm kiếm các đơn vị môi giới hay chuyên gia để được thẩm định giá và tư vấn đầy đủ về thủ tục mua bán đất.

Lời kết

Hi vọng rằng với những thông tin về các mối nguy lừa đảo bán đất mà BDS123 cung cấp trên sẽ mang lại cho bạn nhiều tham khảo. Hãy thận trọng và kỹ càng trước mọi giao dịch để có thể sở hữu đất an toàn, thành công bạn nhé!

Xem thêm: Định giá đất chính xác chỉ với 5 bước đơn giản sau

Theo BDS123.VN

Nhà đất mới cập nhật