Giá bán đất Đông Hà Nội tiếp tục tăng cao dù thanh khoản thấp

04/10/2022

Tại thời điểm này, giá bán đất Hà Nội ở khu Đông nhiều nơi đã chạm mốc hơn 150 triệu/m2 và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Tuy vậy, trái ngược với tốc độ tăng giá thì tính thanh khoản của các sản phẩm đất bán tại khu vực lại không thực sự tốt. Trong bài viết sau, các bạn hãy cùng Bds123.vn tìm hiểu về thị trường này, từ đó giải mã hiện tượng trên nhé.

Mục lục

Cập nhật giá bán đất khu Đông Hà Nội

Khu đông Hà Nội bao gồm Quận Long Biên, huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên hiện đang cho thấy tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ về kinh tế công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy mà giá bất động sản nói chung và giá đất bán nói riêng ở các khu vực này đã không ngừng tăng lên theo thời gian, bất chấp cả những ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid - 19. Cụ thể, theo thống kê mới nhất từ thị trường mua bán đất tại Hà Nội của Bds123.vn, mức giá đất ở khu Đông TP. Hà Nội cập nhật như sau:

- Giá đất quận Long Biên: Với lợi thế địa lý và quá trình phát triển lâu dài thì quận Long Biên được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và cư dân. Hiện giá bán đất Long Biên ở các trục đường sầm uất như phố Cổ Linh, Hoa Lâm, Hoàng Như Tiếp đã chạm mốc hơn 230 triệu/m2. Còn những lô đất hẻm xe hơi, ngõ nhỏ sẽ có giá giao động từ 25 - 50 triệu/m2.

Giá đất Khu Đông Hà Nội ngày một tăng cao

- Giá đất Gia Lâm: Nổi bật nhất là đất bán tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ với mức giá không dưới 50 triệu/m2 cho các lô vị trí hẻm và hơn 150 triệu/m2 cho vị trí mặt tiền. Bên cạnh đó, đất tại các xã Đa Tốn, Đặng Xá và thị trấn Yên Viên cũng đã chạm mốc gần 100 triệu cho 1m2 đất.

- Giá đất Hưng Yên (khu vực giáp ranh Hà Nội): Các thị trấn ven Hà Nội như TT. Văn Giang, TT. Như Quỳnh (Văn Lâm) có giá đất hẻm giao động từ 18 - 35 triệu/m2 và từ 40 - 100 triệu/m2 cho các lô đất ở mặt tiền đường. Và giá đất các khu vực này vẫn đang tăng từng ngày theo tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông kết nối.

Lý do giá đất Đông Hà Nội tăng cao

Như đã nói ở trên, hiện khu đông TP. Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa rất cao và ổn định. Chính xác hơn, đó là sự hình thành của các dự án Khu công nghiệp, quy hoạch giao thông và khu dân cư. Bao gồm các khu công nghiệp: KCN Phú Thị, KCN Sài Đồng Gia Lâm, KCN Đài Tư - Thạch Bàn Long Biên, KCN Yên Mỹ 2, KCN Minh Đức Hưng Yên. Nơi đây tập trung được nhiều tập đoàn lớn như Samsung, LG, Google… tạo những đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương và cả nước. Điều này đã giúp thu hút cư dân đổ về khu vực này sinh sống và làm việc, từ đó làm tăng giá bán BĐS nhà, đất, căn hộ chung cư lên cao.

Còn về phát triển hạ tầng dân cư thì Gia Lâm, Long Biên đều là điểm đến của các chủ đầu tư bất động sản lớn trong nước như: Vinhomes, Eurowindow, Ecopark, Sunshine…. Riêng Gia Lâm có cho mình siêu dự án Vinhomes Ocean Park vô cùng nổi bật. Cùng với đó, hạ tầng giao thông phía Đông Hà Nội cũng được nâng cấp, phát triển rất tốt với những cây cầu “nghìn tỷ” “siêu kết nối” tại quận Long Biên và các tuyến đường vành đai 3, 3.5 và 4… Nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu di chuyển giao thông hằng ngày của cư dân cũng như giao thương hàng hóa của khu công nghiệp. Cũng chính nhờ vậy mà bất động sản khu Đông đã không ngừng tăng giá trong thời gian qua.

Khu Đông Hà Nội được kỳ vọng giống như khu đông TPHCM

Giá đất cao nhưng thanh khoản thấp khiến NĐT lo lắng

Giá đất khu Đông tăng cao là vậy, tuy nhiên điều này cũng tạo ra khó khăn về tài chính cho người mua đất ở thời điểm hiện tại. Thực tế thị trường cũng đang không có nhiều giao dịch diễn ra do ít được khách hàng có nhu cầu mua thật quan tâm đến. Nên đa phần chỉ có các nhà đầu tư lớn mua lại để đầu tư kinh doanh lâu dài. Vô hình chung khiến cho tính thanh khoản của đất khu Đông giảm đi không ít.

Việc tính thanh khoản giảm thấp tạo nên sự lo lắng cho các nhà đầu tư cũ trước đó, đặc biệt là những NĐT đang cần xoay vốn để trả nợ. Theo tìm hiểu của Bds123.vn thì có kha khá người đã đầu cơ mua đất giá rẻ trong giai đoạn sốt đất 2021 để đón đầu việc Gia Lâm từ huyện lên quận. Với các lô đất có tổng giá trị lên tới chục tỷ đồng, nay không thể “thoát hàng” do giá quá cao, họ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” không biết có nên giảm giá hay không. Ngoài ra, bất động sản trong nước cũng đang có dấu hiệu đóng băng do việc nâng cao lãi suất vay mua bất động sản của các ngân hàng. Với mức lãi suất và giá bán cao như hiện tại, thì người mua không cảm thấy “thoải mái” để xuống tiền đầu tư bất động sản. Do đó, các nhà đầu tư nếu có ý định mua bán chớp, lướt sóng hãy nên cân nhắc vì tính thanh khoản ở thị trường đất phía Đông nói riêng và toàn Hà Nội nói chung thực sự không cao.

Nhu cầu đầu tư BĐS giảm nên tính thanh khoản đất khu Đông Hà Nội không cao

Tuy tính thanh khoản không cao nhưng thị trường mua bán đất Đông Hà Nội (Long Biên, Gia Lâm, Hưng Yên) hiện vẫn cho thấy tiềm tăng trưởng rất tốt trong tương lai. Biên độ tăng giá vô cùng tiềm năng để đầu tư. Do đó, nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá rất cao khu vực này. Họ nhận định khu Đông Hà Nội có thể sẽ phát triển bùng nổ giống như TP. Thủ Đức Đông TPHCM trong vòng 5 năm nữa nếu gỡ bỏ được những rào cản về vốn đầu tư.

Theo H.A.D