Những lưu ý mua bán nhà riêng vi bằng an toàn có thể bạn chưa biết

30/12/2022

Hiện nay, những trường hợp tranh chấp do mua bán nhà riêng vi bằng xảy ra khá là phổ biến. Bởi vì trong thực tế đây là hình thức giao dịch không được pháp luật công nhận. Nên khi xảy ra các tranh chấp rất dễ thiệt hại tài sản, cụ thể là nhà ở và tiền của. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn thích sử dụng hình thức mua bán nhà vi bằng. Thế nhưng, điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm chuyên môn. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng Bds123.vn phân tích và đưa ra những lưu ý mua bán nhà riêng vi bằng an toàn và hiệu quả hơn.

Mục lục

Khái niệm mua bán nhà riêng vi bằng là gì?

Vi bằng được hiểu là văn bản ghi lại các sự kiện và hành vi bởi văn phòng Thừa phát. Việc ghi nhận này phải đảm bảo tính trung thực, khách quan và có thể mời thêm bên thứ 3 làm chứng. Hơn nữa, văn bản này chỉ mang tính chất làm chứng cứ, ghi nhận nội dung cụ thể.

Khái niệm mua bán nhà riêng vi bằng là gì

Nhiều người cho rằng văn bản này có thể thay thế cho công chứng. Tuy nhiên, khi áp dụng cho giao dịch mua bán nhà đất sẽ dễ gặp phải rủi ro pháp lý. Kết quả là người mua không thể thực hiện các thủ tục xây dựng, sửa chữa, thế chấp hay chuyển nhượng.

Hợp đồng mua bán nhà riêng vi bằng hiện chỉ có những giá trị pháp lý này:

- Không thể thay thế các văn bản công chứng, chứng thực hay văn bản hành chính.

- Là chứng cứ để thực hiện các giao dịch giữa tổ chức, cơ quan và cá nhân; Còn là căn cứ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến pháp luật.

- Có giá trị làm bằng chứng công nhận việc mua bán nhà, chứ không có giá trị hành chính. Do đó, văn bản này sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp.

Trên thực tế, nhiều người vẫn tin dùng phương pháp giao dịch nhà riêng vi bằng. Do đó, việc mua bán hay chuyển nhượng nhà đất chỉ được thực hiện qua giấy tờ. Chính vì vậy, phương pháp này sẽ tồn tại nhiều rủi ro với bên mua:

- Tính pháp lý không rõ ràng: Do hợp đồng vi bằng mua nhà riêng chỉ được văn phòng Thừa phát làm chứng cho giao dịch mà thiếu sự công nhận của Nhà nước. Nên những giao dịch này rất dễ xảy ra tranh chấp pháp lý khi có kiện tụng giữa 2 bên.

- Tính thanh khoản cực thấp: Nhiều người hiểu rõ về tính pháp lý khi mua nhà vi bằng, nên họ sẽ không chọn phương pháp này. Bởi rủi ro mất trắng tài sản là rất lớn. Trên thực tế thì nhiều đối tượng lừa đảo đã dùng những hợp đồng vi bằng nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó mà hình thức này ngày càng ít xuất hiện trên thị trường mua bán nhà đất.

- Không thể vay ngân hàng: Bởi vì người mua nhà vi bằng sẽ không được đứng tên trong sổ, nên không thể thực hiện vay ngân hàng. Có thể nói rằng, những trường hợp mua nhà vi bằng sẽ rất khó chuyển đổi thành vốn khi cần thiết.

- Khả năng mất trắng tài sản rất cao: Thông thường vi bằng sẽ nằm trong sổ chung của chủ sở hữu. Trong trường hợp chủ sở hữu qua đời thì tài sản sẽ thuộc về gia đình theo luật thừa kế. Chính vì vậy mà người mua có khả năng sẽ mất trắng tài sản vì quyền thừa kế có giá trị pháp lý còn vì bằng thì không.

Những lưu ý khi mua bán nhà riêng vi bằng

Theo điều 37, Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp không nên lập vi bằng. Trong đó, không nên lập vi bằng để chuyển quyền sở hữu nhà không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo quy định của Pháp luật.

Những trường hợp không được phép lập vi bằng
Những trường hợp không được phép lập vi bằng

Mặt khác, những trường hợp mua bán nhà cho phép lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện chuyển nhượng:

- Xác nhận tình trạng nhà hoặc đất.

- Giao nhận tiền khi chuyển nhà hợp pháp (áp dụng khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng).

- Ghi nhận lại quá trình đặt cọc.

Trong đó, hợp đồng vi bằng phải được ghi bằng tiếng Việt và đảm bảo những nội dung:

- Tên và địa chỉ văn phòng Thừa phát. Họ tên người Thừa phát lập vi bằng.

- Địa điểm và thời gian cụ thể.

- Họ tên đối tượng lập vi bằng và người tham gia lập vi bằng (nếu có).

- Nội dung sự kiện cụ thể để người Thừa phát ghi nhận lại.

- Cam kết của người Thừa phát về tính trung thực và khách quan của hợp đồng vi bằng.

- Văn bản này phải có từ 2 trang được đánh số thứ tự và có đóng dấu giáp lai.

Theo điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục lập hợp đồng vi bằng:

- Bước 1: Gửi yêu cầu lập vi bằng đến văn phòng Thừa phát.

- Bước 2: Các bên thỏa thuận nội vung vi bằng.

- Bước 3: Tiến hành lập vi bằng.

Ngoài ra, để cho quá trình lập vi bằng mua bán nhà riêng được hiệu quả, bạn cần phải lưu ý:

- Người yêu cầu phải cung cấp thông tin chính xác cùng những tài liệu liên quan một cách đầy đủ.

- Yêu cầu người Thừa phát phải giải thích rõ về giá trị pháp lý của văn bản vi bằng.

- Văn bản phải có 3 bản chính: 1 bản cho người yêu cầu, 1 bản cho Sở Tư Pháp để đăng ký và 1 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát.

- Hợp đồng vi bằng chỉ hợp pháp khi được đăng ký tại Sở Tư Pháp. Lưu ý là Sở Tư Pháp có quyền từ chối đăng ký: Việc thiết lập vi bằng không đúng thẩm quyền; không thuộc phạm vi vi bằng; vi bằng không gửi đúng thời hạn.

Mua bán nhà riêng vi bằng là hợp đồng mua bán tồn tại nhiều rủi ro pháp lý. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Bds123.vn đã cung cấp trong bài viết đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc. Qua đó sẽ giúp bạn giao dịch nhà vi bằng một cách hiệu quả và tối ưu hơn.